Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín - sacombank chi nhánh thăng long (Trang 62 - 63)

SV: Nguyễn Thị Phượng Lớp: LTĐH5B

2.4.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất, NHNN cần nâng cao hiệu quả của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trong việc cung cấp những thông tin tín dụng cho các NHTM phục vụ cho công tác thẩm định. Tuy nhiên, các thông tin từ phía CIC còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của các NHTM như các thông tin còn chưa đầy đủ, không chính xác và không kịp thời. Mặt khác, CIC vẫn chưa có bộ phận chuyên phân tích các thông tin đã được cung cấp để chủ động phản hồi lại các NHTM những vấn đề cần lưu ý. Để nâng cao vai trò điều phối của CIC, NHNN cần quy định bắt buộc về cung cấp thông tin tín dụng của các NHTM về CIC phải đảm bảo đầy đủ và đúng thời hạn, bao gồm thông tin về khả năng tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh, hệ số an toàn vốn, quan hệ tín dụng của DN với các NHTM, với các tổ chức khác…. Ngoài ra, NHNN nên mở rộng phạm vi cung cấp thông tin của CIC, không chỉ các thông tin về tín dụng mà cả những thông tin kinh tế phục vụ cho hoạt động thẩm định. Theo đó, CIC có thể hoạt động như một DN làm nhiệm vụ cung cấp sản phẩm thông tin và thực hiện hoạt động tư vấn.

Thứ hai, NHNN cần nâng cao năng lực điều hành các chính sách tiền tệ như Nghị định số 141/2006/NĐ – CP, Thông tư 13/2010/TT – NHNN, Thông tư số 20/2010/TT – NHNN… Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là các công cụ gián tiếp, gắn điều hành tỷ giá với lãi suất theo cơ chế thị trường, đồng thời nâng cao tính công khai, minh bạch trong điều hành chính sách tiền tệ.

Thứ ba, NHNN cần hỗ trợ công tác đào tạo cán bộ cho các NHTM trong việc nâng cao kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ. NHNN có thể tổ chức các khóa học định kỳ mời các chuyên gia về tài chính NH từ các nước có hệ thống tài chính phát triển hoặc từ các tổ chức tài chính (WB, IMF…) đến giảng dạy. Trong quá trình đào tạo, huấn luyện nên chú trọng kỹ năng thực hành bằng các chương trình phần mềm thẩm định trực tiếp trên máy tính.

Thứ tư, NHNN cần thường xuyên rà soát, sửa đổi các văn bản quy định, hướng dẫn về tín dụng và thẩm định nhằm đáp ứng với sự thay đổi và phát triển trong tình hình mới, phù hợp với xu hướng hội nhập và thông lệ quốc tế.

Thứ năm, NHNN cần đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM để kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm và có phương án điều chỉnh cụ thể tránh rủi ro cho toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín - sacombank chi nhánh thăng long (Trang 62 - 63)