Kết quả phẫu thuật:

Một phần của tài liệu nghiên cứu chẩn đoán và kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng đường mổ cổ trước tại bệnh viên việt đức (Trang 99 - 102)

4.5.2.1. Trong thời gian theo dõi hậu phẫu.

-Thời gian phẫu thuật trung bình là 56±17 phút/ tầng. (bảng 3.17). Nghiên cứu trên 72 Bệnh nhân trong thời kỳ hậu phẫu thấy rằng:

- Những bệnh nhân đến viện vì hội chứng ép rễ thì triệu chứng hồi phục sớm nhất là dấu hiệu đau, dị cảm theo rễ thần kinh chi phối, (Biểu đồ 3.5).

- Những Bệnh nhân đến viện vì Hội chứng ép tủy thì triệu chứng hồi phục sớm nhất là giảm dấu hiệu tăng phản xạ gân xương (Biểu đồ 3.6).

- Những bệnh nhõn có hội chứng tủy – rễ mức độ phục hồi nhanh nhất là triệu chứng đau dị cảm và giảm triệu chứng tăng phản xạ gân xương (biểu đồ 3.7).

Qua các số liệu của 3 hội chứng trên chúng tôi thấy rằng triệu chứng đau, dị cảm theo rễ thần kinh chi phối và tăng phản xạ gân xương giảm đáng kể sau mổ. là do phẫu thuật giải ép tốt, chứng tỏ các triệu chứng trên giảm là do

khối thoát vị và gai xương chèn ép trực tiếp vào sợi thần kinh nhưng chưa làm tổn thương , cũn các triệu chứng còn lại phục hồi chậm cần có thời gian tập luyện.

Hình 4.3. Phục hồi vận động chi trên

MBA: 5802/M53.1 MBA : 25847/M53.1

Thời gian nằm viện sau phẫu thuật trung bình 2,3 ± 0,9 ngày (bảng 3.19). 2 ngày nếu không có những biến chứng, 5 ngày đối với các trường hợp bệnh nhân nhạy cảm với đau, chỳng tôi phải giữ lại cho dùng thuốc giảm đau.

4.5.2.2. Biến chứng trong và thời gian hậu phẫu.

Rách màng cứng

Chúng tôi găp 1 trường hợp (bảng 3.18)

Xảy ra thường liên quan đến thao tác trong lúc giải chèn ép tủy, chúng tôi sử dụng kìm Kerrison 1mm để gặm các chồi xương và nhõn nhày nằm ép vào màng cứng, trong lúc thao tác đầu kerrison làm rách một đường nhỏ trong lúc giải ộp, chỳng tôi chỉ dùng miếng Surgicel và xốp cầm máu đắp lên đường rách, sau đó bệnh nhân ổn định và cho xuất viện sau 5 ngày. Nghiên cứu của Lied B. (2006) [51] tỉ lệ là 0,5%, số liệu của chúng tôi là 1,38%. Chỳng tôi thấy rằng việc thao tác khi giải ộp cú hỗ trợ của kính vi phẫu là cần thiết, kết hợp với kinh nghiệm của phẫu thuật viên có thể tránh được biến chứng này.

Tụ máu vết mổ

Chúng tôi gặp 1 trường hợp (bảng 3.18) xảy ra ở phòng hậu phẫu, Phát hiện và chuyển mổ cấp cứu lấy máu tụ và đốt cầm máu. Bệnh nhân ổn định cho xuất viện vài ngày sau. Tỉ lệ của chúng tôi cũng phù hợp với tỉ lệ nghiên cứu của Lied B (2008) trên 370 trường hợp, tỉ lệ biến chứng là 1,2%. Của chúng tôi là 1,3%, có thể trong lúc mổ các mạch máu không chảy , nhưng ở giai đoạn hậu phẫu có thể là huyết áp tăng lên, các mạch mỏu dón ra, bong các nút cầm mỏu khi đốt...dẫn đến chảy máu trở lại. Theo chúng tôi nên đặt dẫn lưu vết mổ, có thể kiểm soát được trong những trường hợp cầm máu không chắc chắn.

Nuốt nghẹn và khàn giọng

Nuốt khó có 6 trường hợp (8,33%), khàn tiếng 5 trường hợp (7,14%) (bảng 3.18). Các triệu chứng trên đều thoáng qua và giảm dần trong vòng 2- 3 tuần lễ. Có thể trong phẫu thuật dùng dao điện để cầm máu, búc tỏch làm phù nề cỏc mụ mềm xung quanh chốn ép vào thần kinh quặt ngược thanh quản.

Bazaz và cộng sự phân tích 249 bệnh nhân xác định rối loạn phỏt õm sau mổ cột sống cổ phía trước thường gặp (50,2%), hiện tượng này sẽ giảm rõ rệt lúc 6 tháng sau mổ là 12,5%. Beutler và cộng sự phân tích 328 bệnh nhân trong đó có 173 được mổ từ bên phải và 155 được mổ bên trái và ghi nhận rằng chấn thương thần kinh quặt ngược thanh quản xuất hiện trong 2.7%. Trong nghiên cứu của chúng tôi tất cả đều mổ đường mổ bên phải. Các triệu chứng trên đều giảm sau 2 tuần và hết hẳn sau 3 tháng. So với các tác giả nước ngoài thì số lượng của chúng tôi ít hơn. Những tổn thương do thao tác trong khi phẫu thuật như banh, kéo rộng phẫu trường, dùng dao điện cầm máu, làm phù nề, sang chấn mô mềm chèn ép thần kinh ở mức độ tạm thời, nên bệnh nhân phục hồi sau phẫu thuật trong thời gian ngắn. Khi phẫu tích phần mềm để vào trước thân đốt sống và bọc lộ rõ phẫu trường là kinh nghiệm của mỗi phẫu thuật viên, quen chọn đường mỗ và mở rộng phẫu trường rộng cỡ nào là đủ. Theo chúng tôi mức độ làm thương tổn thần kinh

đều phụ thuộc vào kinh nghiệm phẫu tích của mỗi phẫu thuật viên, không ảnh hưởng đến đường mỗ bên phải hay bên trái, banh phẫu trường hẹp hay rộng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chẩn đoán và kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng đường mổ cổ trước tại bệnh viên việt đức (Trang 99 - 102)