0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Nguyên nhân đến khám bệnh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ BẰNG ĐƯỜNG MỔ CỔ TRƯỚC TẠI BỆNH VIÊN VIỆT ĐỨC (Trang 90 -92 )

(Bảng 3.3 ) triệu chứng đau cổ và đau vai 83%, nhưng nguyên nhân chính khiến bệnh nhân đến khám là đau cổ - vai kèm với tờ bì tay, yếu tay cuối cùng là yếu chân. Đau là biểu hiện đầu tiên của bệnh TVĐĐ cột sống cổ, nhưng đa số bệnh nhân cho rằng chỉ cần điều trị bảo tồn là khỏi, vì TVĐĐ cổ có thể giảm ở giai đoạn cấp tính và đau cổ vai lần đầu tiên. Chúng tôi thấy hiện tượng giảm đau có thể do khối thoát vị nhỏ lại hay các chất gõy viêm tan đi. Nhưng khi các triệu chứng không giảm hoặc tăng lên mà thuốc giảm đau không cũn tác dụng, là rễ, tuỷ có sự chốn ép cơ học nên can thiệp phẫu thuật trong giai đoạn này là tốt nhất. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Aprill C và Bogdud N (1992) [35].

Trong 72 trường hợp phẫu thuật, hầu hết bệnh nhân đều điều trị nội khoa, Qua bảng 3.4 cho thấy triệu chứng khởi khởi đầu của dấu hiệu chèn ép tủy và chèn ép rễ là đau cổ vai từ từ, không rầm rộ, người bệnh có thể chịu đựng được. Nếu điều trị bảo tồn nhiều phương pháp (4 – 6 tuần), mà không giảm nên chuyển điều trị phẫu thuật sớm thì tỉ lệ phục hồi tốt hơn, 65 bệnh nhân đã điều trị bảo tồn từ 3 tháng đến trên 24 tháng (biểu đồ 3.2) chiếm 90,3%. Nếu chỉ định phẫu thuật sớm thì kết quả phục hồi sẽ tốt và sớm hơn.

4.1.5. Thời gian mắc bệnh

Thời gian từ khởi phát bệnh đến khi phẫu thuật trung bình là 18 tháng. (Biểu đồ 3.2) có 7 trường hợp điều trị < 3 tháng là rất ít. Các trường hợp khác đều điều trị > 12 tháng, > 24 tháng. Qua số liệu trên chúng tôi thấy triệu chứng đau đầu tiên do thoát vị đĩa đệm xảy ra từ đau ít đến đau nhiều rồi mới đến các triệu chứng thực thể. Trong số 7 bệnh nhõn, chúng tôi có 1 bệnh nhõn cú hội chứng chèn ép rễ với triệu chứng đau tờ bì theo rễ thần kinh tăng và xuất hiện dấu hiệu yếu tay, 2 bệnh nhõn trong hội chứng chốn ép tuỷ có triệu chứng đau cổ tăng và có dấu hiệu đi đứng khó khăn, sau mổ trong thời gian hậu phẫu các triệu chứng phục hồi tốt, bệnh nhõn cảm nhận các triệu chứng so với trước giảm nhiều.(BN 17 trong hội chứng rễ, BN 15,40 trong hội chứng tuỷ. Phụ lục 1). Có 18 bệnh nhân phẫu thuật muộn sau 24 tháng đã được điều trị bảo tồn bằng nhiều phương pháp nhưng không hiệu quả. Khi chụp cộng hưởng từ, mới phát hiện thoát vị đĩa đệm. Sampath P. thực hiện nghiên cứu đa trung tâm trên 503 trường hợp thấy thời gian trung bình là 29,8 tháng, sớm nhất là 8 tuần và muộn nhất là 180 tháng [121]. Kokubun S. (1996) thực hiện nghiên cứu đa trung tâm trên 1155 trường hợp mổ TVĐĐ cột sống cổ thấy 41% trường hợp mổ sau 12 tháng kể từ khi khởi phát bệnh [87]. Nguyễn Đình Hưng trung bình là 21,1 tháng, số liệu của chúng tôi phù hợp các tác giả trên thế giới. Điều này phản ảnh lên tình hình chung từ lúc khởi bệnh đến chụp cộng hưởng từ đến phẫu thuật là thời gian dài, để được phẫu thuật sớm là chuyện rất khó. Qua nghiên cứu của chúng tôi, mổ sớm như 3 bệnh nhõn nói trên phục hồi rất giúp người bệnh nhanh trở lại với công việc hằng ngày. Nên mức độ phục hồi sau phẫu thuật yếu tố thời gian có ý nghĩa rất lớn, thời gian thần kinh chốn ép càng ngắn thì thời gian phục hồi càng nhanh.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ BẰNG ĐƯỜNG MỔ CỔ TRƯỚC TẠI BỆNH VIÊN VIỆT ĐỨC (Trang 90 -92 )

×