Chụp CHT 100% bệnh nhân trước mổ có chẩn đoán TVĐĐ ra sau. Chúng tôi không gặp trường hợp nào thoát vị vào thân đốt sống và thoát vị vào lỗ liên hợp, vì do cấu trúc giải phẫu có khớp Luschka, giữa 2 thân sống. 40 trường hợp có thoát vị gõy đố ộp khoang dịch não tủy, 32 trường hợp ép tủy và có hình ảnh tăng tín hiệu nội tủy trước mổ (44,4%) (bảng 3.11). Mijuno và cộng sự (2003) [100] đã tìm thấy nhồi máu tĩnh mạch thứ phát sau chèn ép ở tĩnh mạch nhỏ ở vùng trước tủy sống. Các tác giả có ghi nhận tầm quan trọng của yếu tố cơ học gây chèn ép tủy cổ [102], Nhưng trong nghiên cứu của MEHNET (2007) [98] có 80% tăng tín hiệu, 5% không thay đổi tín hiệu, 15% giảm tín hiệu sau mổ, thể hiện khi yếu tố chèn ép cơ học được loại trừ thì tình trạng thần kinh sẽ được cải thiện, và hình ảnh tăng tín hiệu nội tuỷ có thể cũn tồn tại. Từ các số liệu của các tác giả trên chúng tôi thấy sau khi tủy cổ được giải ép thỏa đáng thì tình trạng thần kinh cải thiện rừ rệt. Nên việc phẫu thuật giải ép và hàn xương cố định trong bệnh lý tủy cổ do chèn ép, giữ vai trò quan trọng trong việc cải thiện thần kinh, vỡ giúp tránh được những chấn thương lặp đi lặp lại do chèn ép. Nên việc can thiệp phẫu thuật đúng lúc là rất cần thiết.
Hình 4.2. Tăng tín hiệu nội tủy . Mã số.18700/M53
Trên hình ảnh cắt ngang của CHT, TVĐĐ được xác định chủ yếu là thể trung tâm chiếm 56,97%, thoát vị cạnh bên 22,09% còn lại là thoát vị bên 21,04 %. (bảng 3.14). Số liệu nghiên của chúng tôi cũng tương đương của Đặng Trần Đức [7], [11].
- Khi thực hiện phẫu thuật cho 72 bệnh nhân có đối chiếu trong lúc phẫu thuật với triệu chứng lâm sàng và hình ảnh CHT chỳng tôi thấy phù hợp về vị trí tầng thoát vị và kiểu thoát vị. Qua đó có thể thấy hình ảnh CHT rất có giá trị chẩn đoán vị trí, kiểu thoát vị cũng như mức độ chèn ép thần kinh tuỷ sống. Hầu hết các tác giả đều xem chụp cộng hưởng từ trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm là tiêu chuẩn vàng.
Tăng tín hiệu nội tủy