Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty với đặ thù là ngành xây dựng, với các hợp đồng giá trị cao, khách hàng thường nợ nhiều hoặc chia ra nhiều lần chi trả, thường xuyên nảy sinh việc sau một thời gian dài nhất định mới thu được tiền. Từ đó nảy sinh khoản phải thu. Các khoản phải thu trung bình ba năm chiếm 47,53% trong tổng tài sản lưu động. Việc nợ phải thu chiếm tỷ trọng cao sẽ kéo theo việc thêm một khoản chi phí như lớn: chi phí thu hồi nợ, chi phí quản lý nợ … nợ phải thu chiếm tỷ trọng cao đồng nghĩa với việc tăng rủi ro đối với doanh nghiệp. Công ty cần cải thiện công tác thu hồi vốn từ các khoản phải thu khách hàng để lành mạnh hóa tình hình tài chính, tăng khả năng thanh toán, đảm bảo uy tín của Công ty trước các tổ chức tín dụng, các nhà cung cấp và các nhà đầu tư. Để làm được điều đó, Công ty cần phải có các biện pháp như sau:
Đánh giá năng lực thanh toán của khách hàng trước khi bán chịu: Phải xem xét kỹ lưỡng tình hình ngân quỹ của khách hàng để có được quyết định về thời hạn thanh toán nợ cho phù hợp, xem xét khách hàng đến khi nào có đủ khả năng trả nợ nhất. Nếu như khách hàng có năng lực tài chính tốt, có khả năng thanh toán các khoản nợ thì Công ty mới thực hiện việc bán chịu. Còn nếu năng lực tài chính của khách hàng yếu kém, khả năng thanh toán cho các khoản nợ thấp thì Công ty không nên cho khách hàng đó nợ để tránh rủi ro nợ khó đòi.
Cần có các ràng buộc chặt chẽ khi ký kết các hợp đồng mua bán: Cần quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên tham gia hợp đồng. Nêu rõ ràng thời gian và phương thức thanh toán, đồng thời luôn giám sát chặt chẽ việc khách hàng thực hiện những điều kiện trong hợp đồng. Bên cạnh đó cũng cần đề ra những hình thức xử phạt nếu hợp đồng bị vi phạm để nâng cao trách nhiệm của các bên khi tham gia hợp đồng; phải gắn trách nhiệm của khách hàng thông qua các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng, các điều kiện giao nhận, điều kiện thanh toán,... nhằm hạn chế rủi ro cho Công ty.
Đối với những khoản nợ quá hạn: Công ty cần phải phân loại để tìm ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan của từng khoản nợ, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế để có biện pháp xử lý phù hợp như gia hạn hợp đồng, giảm nợ hay yếu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp. Đối với những khách hàng có quan hệ làm ăn lâu dài và thường xuyên với Công ty thì Công ty có thể gia hạn nợ với một thời gian nhất định phụ thuộc vào giá trị của khoản nợ và uy tín của khách hàng đó trong quan
45
hệ làm ăn với Công ty. Đối với những đối tượng có tính trốn tránh không trả các khoản nợ, Công ty phải có những biện pháp dứt khoát, thậm chí có thể nhờ đến sự can thiệp của các cơ quan pháp luật để có biện pháp xử lý thích hợp. Sau khi giải quyết các công việc trên Công ty cần đánh giá lại toàn bộ số nợ tồn đọng còn lại nằm trong tình trạng không thể thu hồi, nếu số nợ này đạt tới giá trị nhất định thì Công ty cần trích dự phòng phải thu khó đòi. Việc trích lập nhằm giới hạn tổn thất do khách hàng không chịu thực hiện thanh toán các khoản nợ trên.