Những hạn chế

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc (Trang 51 - 53)

Bên cạnh những kết quả đạt được thì công ty vẫn còn tồn tại những khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động. Cụ thể:

 Tiền và các khoản tương đương tiền tăng dần qua các năm. Việc nắm giữ tiền lớn giúp Công ty có thể thanh toán nhanh được các khoản nợ, có cơ hội được hưởng các loại chiết khấu. Nhưng nó lại là con dao hai lưỡi khi nó tạo ra nhiều rủi ro cho Công ty về giá trị thời gian của tiền, làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn [xem tr.23].

 Đối với lượng hàng tồn kho của Công ty chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tài sản lưu động và đang có chiều hướng tăng dần qua các năm. Dự trữ hàng hóa sẽ giúp Công ty chủ động trong việc cung ứng hàng hóa, tránh được việc gián đoạn do thiếu hàng. Tuy nhiên nếu các nhà cung cấp có thể cung ứng kịp thời, liên tục thì Công ty không nên dự trữ ở mức cao như vậy vì nó sẽ làm tăng chi phí của Công ty [xem tr.23].

 Đối với khoản phải thu ngắn hạn: Trong vài năm qua, các khoản phải thu khách hàng của Công ty luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản lưu động. Đây là một dấu hiệu không tốt, bởi nó cho thấy TDC đang gặp nhiều khó khăn trong việc đòi nợ, và bị chiếm dụng khá nhiều vốn. Nguyên nhân chính là do chu kỳ sản xuất kéo dài của Công ty với sản phẩm chủ yếu là các công trình xây dựng có thời gian hoàn thành và nghiệm thu từ 1 năm trở lên nên việc thu tiền từ khách hàng còn chậm. Ngoài ra, giá thành của các công

trình xây dựng khá lớn nên khi hoàn thành và quyết toán xong công trình thì chưa hẳn Công ty đã thu hồi luôn được vốn từ các chủ đầu tư. Mặt khác, việc áp dụng chính sách nới lỏng tín dụng thương mại nhằm tăng khả năng khả năng cạnh tranh, tìm kiếm thêm các khách hàng mới trong lĩnh vực sản xuất đồ nội thất cũng khiến khoản phải thu khách hàng trong hai năm gần đây ngày một cao. Điều này có thể mang đến rủi ro mất không vốn của Công ty do bán hàng cho những khách hàng không đủ khả năng thanh toán [xem tr.23].

 Đối với khoản phải trả có những biến đổi không ổn định qua các năm. Năm 2012 Công ty đã chưa thực sự quản lý tốt việc sử dụng vốn của mình khi để cho thời gian trả nợ kéo dài thêm 10,55 ngày so với 80,67 ngày vào năm 2011, nó gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của Công ty, tạo hình ảnh xấu với nhà cung cấp.

41

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN TDC

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc (Trang 51 - 53)