Từng bộ phận cấu thành vốn lưu động

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc (Trang 47 - 50)

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động. Do đó, việc sử dụng và quản lý tài sản lưu động tốt sẽ góp tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho một Công ty. Vì vậy để có thể hiểu rõ hơn về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần TDC, ta phân tích các chỉ tiêu liên quan tới phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho cũng như khoản phải trả.

Hàng tồn kho

Nói về xu hướng biến động về mặt lượng của hàng tồn kho đã được trình bày ở mục cơ cấu tài sản của Công ty[tr.23] ta thấy rằng hàng tồn kho trung bình ba năm chiếm khoảng 17,24% trong tổng tài sản và có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Vậy để xem tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho biến động như thế nào chúng ta sẽ đi phân tích các chỉ tiêu về hệ số lưu kho và thời gian luân chuyển hàng tồn kho trung bình.

Bảng 2.9.Chỉ tiêu và hệ số lưu kho

Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch (%)

2011- 2012 2012 -2013 GVHB 2.005.677.989 3.352.689.572 4.615.216.362 67,16 37,66 Hàng tồn khoTB 1.458.881.290 1.100.184.226 1.150.938.255 (24,59) 4,61

Hệ số lưu kho 1,37 3,05 4,01 121,66 31,59

Thời gian luân

chuyển HTK TB 261,86 118,13 89,78 (54,89) (24,00)

(Nguồn: Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)

Ở bảng 2.9 ta có thể thấy thời gian luân chuyển kho giảm dần qua các năm. Chỉ tiêu này tỷ lệ nghịch với hệ số lưu kho, khi hệ số lưu kho tăng thì số ngày để thực hiện một vòng tồn kho sẽ giảm xuống và ngược lại. Chỉ tiêu này thấp thì sẽ tốt cho doanh nghiệp vì hàng lưu kho được vận động một cách thường xuyên hơn, hạn chế bớt tình trạng bị ứ đọng hàng hóa trong kho. Năm 2011 số lượng vòng quay rất thấp là 1,37 vòng, tương ứng với mỗi vòng quay là 261,86 ngày. Sang đến năm 2012, khi GVHB tăng mạnh 67,16% cùng với sự sụt giảm của HTK trung bình là 24,59% đã làm cho hệ số lưu kho tăng lên 3,05 vòng, giảm 1,67 vòng so với năm 2011, tương ứng với mỗi vòng quay rút bớt 143,72 ngày. Năm 2013, tốc độ tăng của GVHB lớn hơn tốc độ tăng của HTK trung bình đã kéo hệ số lưu kho tiếp tục tăng lên đến 4,01 vòng quay, kéo

theo thời gian luân chuyển kho trung bình tăng tiếp tục giảm xuống còn 28,36 ngày. Sự liên tiếp tục tăng về hệ số lưu kho trong hai năm liên tiếp thể hiện rằng công ty đang dần chú trọng và cải thiện cải thiện nâng cao hệ số lưu kho cũng như công tác quản lý hàng tồn kho.

Các khoản phải thu

Xét về mặt lượng qua các năm đã được nêu ở phần cơ cấu tài sản của Công ty [tr.23] ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng cao nhất và đã có xu hướng giảm qua các năm. Vậy để xem xét tốc độ luân chuyển các khoản phải thu biến động như thế nào chúng ta sẽ đi phân tích hệ số thu nợ và thời gian thu nợ trung bình qua các năm.

Bảng 2.10.Chỉ tiêu hệ số khoản phải thu

Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch (%)

2011-2012 2012-2013 DTT 2.480.752.569 3.773.309.010 5.232.283.636 52,10 38,67 Các khoản phải thuTB 1.951.042.684 3.251.601.265 2.935.696.016 66,66 (9,72)

Hệ số thu nợ 1,27 1,16 1,78 (8,73) 53,59

Thời gian thu nợ TB 283,13 310,23 201,99 9,57 (34,89)

(Nguồn: Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)

Hệ số thu nợ phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Năm 2011, hệ số thu nợ của công ty chỉ là 1,27 vòng, tương ứng công ty phải mất đến 283,13 ngày cho một kì thu tiền. Sang đến năm 2012, hệ số thu nợ của công ty đã giảm xuống còn 1,16 vòng, tương ứng với đó thời gian thu nợ trung bình kéo dài đến 310,23 ngày. Sở dĩ thời gian thu nợ trung bình kéo dài là do trong năm 2012 tốc độ tăng của DTT là 52,10% nhỏ hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu TB là 66,66% so với năm 2011. Năm 2013, khi mà tốc độ tăng của DTT là 38,67% kết hợp với việc các khoản phải thu TB giảm 9,72% so với năm 2012 thì hệ số thu nợ lại tăng 53,59%, tương ứng là 0,62 vòng quay và thời gian thu nợ trung bình rút xuống còn 201,99 ngày so với năm năm 2012. Điều này cho thấy nỗ lực rất lớn của công ty trong công tác quản lý nợ cũng như lựa chọn chính sách nới lỏng tín dụng phù hợp với tình hình công ty.

Theo như phân tích ở phần cơ cấu tài sản của Công ty ta biết được khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tài sản ngắn hạn. Như vậy ta có thể thấy Công

37

ty bị chiếm dụng vốn khá nhiều mà vẫn chưa đòi được. Vậy Công ty sẽ lấy vốn ở đâu để thanh toán các khoản công nợ. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì Công ty vừa là đối tượng đi chiếm dụng và đối tượng bị chiếm dụng. Chính vì vậy các nhà quản lý cần phải đưa ra những chiến lược để có thể thu hồi nợ và thanh toán tốt những khoản cần phải thanh toán trong ngắn và dài hạn.

Các khoản phải trả

Theo như phân tích ở phần cơ cấu nguồn vốn của Công ty [tr.24], ta thấynợ phải trả trong ba năm lại chiếm tỷ trọng khá thấp, trung bình ba năm chiếm khoảng 13,83% trong tổng nguồn vốn của Công ty và có sự biến đổi không ổn định. Vậy tốc độ luân chuyển của các khoản phải trả biến động như thế nào qua các năm ta sẽ đi phân tích hệ số trả nợ và thời gian trả nợ trung bình của Công ty.

Bảng 2.11. Chỉ tiêu hệ số trả nợ

Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch (%)

2011-2012 2012-2013 GVHB, chi phí quản lý, chi phí bán hàng 2.358.602.540 3.788.333.887 5.109.197.178 60,62 34,87 Phải trả người bán TB, lương, thưởng, thuế phải trả TB 528.546.153 938.531.272 1.161.735.672 77,57 23,78 Hệ số trả nợ 4,46 4,04 4,40 (9,55) 8,95 Thời gian trả nợ TB 80,67 89,19 81,86 10,55 (8,22)

(Nguồn: Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)

Thời gian trả nợ trung bình là số ngày trung bình cần để Công ty thanh toán các khoản nợ. Chỉ tiêu này phụ thuộc hay nói cách khách là tỷ lệ nghịch với hệ số trả nợ và cũng phụ thuộc vào mối quan hệ với các nhà cung cấp. Qua kết quả tính ở bảng chỉ tiêu về hệ số trả nợ cho thấy thời gian trả nợ trung bình của công ty liên tục biến đổi qua các năm. Năm 2011, hệ số trả nợ của công ty là 4,46 vòng quay, tương ứng là công ty mất 80,67 ngày mới trả được hết một vòng quay nợ. Đến năm 2012, hệ số nợ của công ty lại rút ngắn xuống còn 4,04 vòng. Điều đó có nghĩa là công ty phải kéo dài đến 89,19 ngày để trả hết một vòng nợ. Năm 2012 bên cạnh việc các nhà cung cấp nới lỏng chính sách tín dụng thì bản thân Công ty cũng bắt đầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên Công ty cũng không có nhiều tiền để thanh toán các khoản nợ. Nhưng sang đến năm 2013, hệ số trả nợ của công ty tăng lên 4,40 vòng, tương ứng thời gian

trả nợ trung bình của công ty là 81,86 ngày. Thời gian thanh toán các khoản nợ có ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của Công ty vì vậy Công ty cần nâng cao khả năng thanh toán các khoản nợ của mình để nâng cao uy tín của Công ty

Bảng kết cấu nợ phải thu và nợ phải trả dưới đây sẽ đem lại cái nhìn trực diện hơn về tình trạng vốn của Công ty Cổ phần TDC

Bảng 2.12.Bảng kết cấu nợ phải thu và nợ phải trả của Công ty Cổ phần TDC giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nợ phải thu 3.312.355.367 3.190.847.163 2.680.544.869 Nợ phải trả 1.439.917.116 1.303.938.333 1.677.933.137

So sánh 1.872.438.251 1.886.908.830 1.002.611.732

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và tính toán của tác giả)

Nhìn vào bảng trên ta thấy trong suốt ba năm nợ phải trả của Công ty luôn nhỏ hơn nợ phải thu hay nói cách khác là số vốn mà Công ty đi chiếm dụng ít hơn so với số vốn mà khách hàng chiếm dụng của Công ty vì vậy Công ty sẽ có nhu cầu vốn lưu động rất cao vì vốn lưu động nằm một chỗ không luận chuyển được. Nếu cứ kéo dài tình trạng này Công ty sẽ gặp rất nhiều rủi ro về tài chính, ảnh hưởng tới việc đầu tư từ bên ngoài vào và giảm khả năng thanh toán của Công ty. Vì vậy Công ty cần phải đẩy nhanh tốc độ thu hồi tiền từ khách hàng đồng thời thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc (Trang 47 - 50)