Đây là chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp thông qua khả năng trả nợ (thanh toán). Đây cũng là thông tin mà các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư, cơ quan kiểm toán thường hay quan tâm để đạt được mục tiêu của mình trên thị trường kinh doanh dựa trên các chỉ tiêu sau:
Bảng 2.5. Khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần TDC giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị: Việt Nam Đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011–2012 2012-2013 1. Khả năng thanh toán ngắn hạn 4,28 4,75 4,27 0,47 (0,48) 2. Khả năng thanh toán nhanh 3,55 3,87 3,58 0,32 (0,29) 3. Khả năng thanh toán tức thời 1,17 1,34 1,64 0,17 0,30
(Nguồn: Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)
Khả năng thanh toán ngắn hạn
Phản ánh khả năng chuyển đổi trong ngắn hạn các loại tài sản lưu động thành tiền để chi trả các khoản nợ ngắn hạn Năm 2011 thì chỉ tiêu này đang là 4,28 có nghĩa là một đồng nợ được đảm bảo bằng 4,28 đồng tài sản lưu động. Sang năm 2012 nó tăng thêm 0,47 đồng so với năm 2011. Điều này là do năm 2012 tài sản lưu động tăng thêm là 0,43% mà nợ ngắn hạn của Công ty lại giảm 9,44% so với năm 2011. Tuy nhiên thì chỉ tiêu này không tạo ra được lợi nhuận nên nếu chỉ tiêu này tăng quá cao cũng không tốt đối với Công ty vì nó cho thấy Công ty đang sử dụng TSLĐ chưa hiệu quả. Trong năm 2011 – 2012 chỉ tiêu này > 1 chứng tỏ giá trị ngắn hạn của Công ty thừa sức đảm
bảo cho các khoản nợ ngắn hạn nhưng nó còn chứng tỏ Công tác quản lý, dự đoán của Công ty chưa thực sự tốt. Sang năm 2013 thì chỉ tiêu này đã có chiều hướng đi xuống khi giảm xuống còn 4,27 đồng, giảm 0,48 đồng so với năm 2012. Điều này là do trong năm 2013 tốc độ tăng của TSLĐ là 15,74% nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 26,88% so với năm 2011. Qua ba năm ta thấy hệ số này đều lớn hơn 1 nó cho thấy Công ty không sử dụng các khoản nợ để làm lá chắc thuế cho mình.
Khả năng thanh toán nhanh
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần phải thực hiện thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho. Năm 2011 thì một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 3,55 đồng tài sản lưu động sau khi đã trừ đi giá trị hàng tồn kho. Sang năm 2012 hệ số này tăng thêm 0,32 đồng so với năm 2011, chứng tỏ sang năm 2012 khả năng thanh toán của Công ty là tốt hơn so với năm 2011. Sở dĩ khả năng thanh toán tăng là do trong năm 2012 tốc độ tăng của tài sản lưu động là 0,43% mặc dù nhỏ hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho là 8,44% nhưng nợ ngắn hạn của Công ty lại giảm những 9,44% so với năm 2011. Sang năm 2013 thì tỷ lệ hàng tồn kho tăng 1,08%, tăng ít hơn so với tốc độ tăng của TSLĐ là 15,74% hơn thế nữa nợ ngắn hạn tăng thêm những 28,68% dẫn khả năng thanh toán ngắn hạn trong năm giảm 0,29 đồng so với năm 2012. Mặc dù giảm nhưng ta thấy hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn này lớn hơn 1 cho thấy giá trị tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản nhanh của Công ty lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn và tài sản ngắn hạn có thể sử dụng ngay của Công ty đủ để đảm bảo cho việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn.
Khả năng thanh toán tức thời
Là hệ số thấp nhất trong 3 chỉ tiêu của bảng. Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán vào một thời điểm xác định không phụ thuộc vào khoản phải thu và hàng tồn kho. Trong năm 2011 thì hệ số này là 1,17 đồng, điều này cho ta thấy một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,17 đồng tiền. Sang năm 2012 do tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty tăng 3,43% mà nợ ngắn hạn lại giảm 9,44% so với năm 2011 đã làm cho khả năng thanh toán tức thời của Công ty tăng thêm 0,17 đồng so với năm 2011.Và sang năm 2013 thì hệ số này lại tiếp tục tăng thêm 0,3 đồng so với năm 2012. Mặc dù trong năm 2013 giá trị của nợ ngắn hạn tăng lên những 26,88% lớn hơn so với tốc độ tăng của tiền và các khoản tương tiền là 24,53% nhưng trong năm 2013 có phát sinh thêm khoản đầu tư tài chính ngắn hạn dẫn đến hệ số thanh toán tức thời của Công ty tăng. Hệ số khả năng thanh toán tức thời trong ba năm đều lớn hơn 1 chứng tỏ giá trị tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
29
Nhận xét: Tuy khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của Công ty trong năm 2013 đều giảm nhẹ nhưng con số này không đáng lo ngại khi chỉ tiêu này khá lớn so với 1, vẫn đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty. Tuy vậy Công ty cần phải lưu ý không nên để cho các khoản nợ ngắn hạn tăng nhanh, bởi một khi các khoản nợ ngắn hạn vượt quá số tài sản ngắn hạn thì có thể Công ty phải dùng một phần tài sản dài hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn, làm tăng mức độ rủi ro tài chính cho Công ty. Khả năng thanh toán của Công ty tăng đều qua các năm là một dấu hiệu tốt khi Công ty có lượng tiền đủ đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn của Công ty khi có tình huống bất ngờ xảy ra nhưng Công ty cần phải nghiên cứu kỹ việc đầu tư vào khoản mục này, đặc biệt với khoản tiền nhàn rỗi. Duy trì tiền và các khoản tương đương tiền quá cao sẽ làm hiệu quả đầu tư thấp do tính không sinh lời hoặc ít của chúng, song nếu duy trì ở mức thấp sẽ khiến Công ty gặp khó khăn trong khả năng thanh toán, bị động về tài chính, bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Công ty cần kết hợp chính sách lập kế hoạch tiền mặt, tích cực thu hồi các khoản phải thu, quản lý chặt nguồn tài chính, có như vậy Công ty mới có khả năng đứng vững và phát triển trên thị trường.