Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc (Trang 25 - 27)

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động phản ánh mức độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm và thường được phản ánh qua các chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động.

Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời gian nhất định thường là một năm. Vốn lưu động bình quân được xác định theo phương pháp bình quân số học. Vòng quay VLĐ càng lớn thì càng chứng tỏ khả năng thu hồi vốn tốt.

Số ngày trong kỳ Số vòng quay VLĐ

Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay vốn lưu động cần bao nhiêu ngày. Kỳ luân chuyển càng ngắn thì VLĐ luân chuyển càng nhanh và ngược lại.

Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động

Doanh thu thuần TSLĐ bình quân

Chỉ tiêu phản ánh cứ mỗi đồng TSLĐ tạo cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này càng lớn càng tốt.

Chỉ tiêu đảm nhận về vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động doanh nghiệp cần dùng để đạt được một đồng doanh thu. Hệ số dảm nhiệm VLĐ càng nhỏ tức là hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao và ngược lại.

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động được xác định bằng công thức: Hệ số đảm nhiệm VLĐ bình quân trong kỳ VLĐ Doanh thu thuần Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn lưu động Lợi nhuận sau thuế Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế ở trong kỳ. Chỉ tiêu này là thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, tình hình sử dụng VLĐ của doanh nghiệp là tiết kiệm hay không tiết kiệm, hiệu quả hay lãng phí. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ Công ty đang quản lý vốn tốt.

Tỷ suất sinh lời VLĐ = × 100%

Hiệu suất sử dụng TSLĐ = Số vòng quay VLĐ =

Các khoản phải thu

Các khoản phải thu là những khoản tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hay dịch vụ. Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều có các khoản nợ phải thu nhưng quy mô và mức độ khác nhau. Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc không kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế khoản phải thu là một nội dung quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp. DN cần phải sát sao trong vấn đề đánh giá các khoản nợ phải thu, các khách hàng nợ.

Tổng số ngày trong kỳ phân tích Hệ số thu nợ

Doanh thu thuần

Phải thu khách hàng bình quân trong kỳ Hệ số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh trong một kỳ, nợ phải thu luân chuyển được bao nhiêu vòng. Nó phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp như thế nào. Hệ số này càng cao càng tốt.

Thời gian thu nợ trung bình nó phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng. Nó phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. Hệ số này càng thấp càng tốt.

Các khoản phải trả

Các khoản phải trả của các doanh nghiệp thường được họ tận dụng triệt để vì có thể không phải mất chi phí như các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội chưa đến kỳ phải nộp, các khoản phải trả công nhân viên chưa đến kỳ phải trả. Tuy nhiên các khoản này không nhiều, các doanh nghiệp thường nợ vốn của các DN khác như đối tác làm ăn, nhà cung cấp, vay ngân hàng nhưng phải mất phí.

Tổng số ngày trong kỳ phân tích Hệ số trả nợ

Giá vốn hàng bán + chi phí chung, bán hàng, quản lý Phải trả người bán + lương, thưởng, thuế phải trả Nếu vòng quay các khoản phải trả thấp thì DN đã tận dụng được một khoản vốn tạm thời bổ sung cho hoạt động kinh doanh.

Thời gian trả nợ trung bình =

Hệ số trả nợ =

= Hệ số thu nợ =

15 Hàng tồn kho

Tổng số ngày trong kỳ phân tích Hệ số lưu kho

Giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho bình quân trong kỳ Giá trị hàng tồn kho bình quân có thể tính bằng cách lấy số sư đầu kỳ cộng với số dư cuối kỳ và chia đôi. Hệ số lưu kho cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của ngành kinh doanh và chính sách tồn kho của doanh nghiệp. Nếu hệ số lưu kho thấp thì doanh nghiệp có thể dự trữ vật tư quá tải dẫn đến tình trạng bị ứ đọng hoặc sản phẩm tiêu thụ bị chậm. Từ đó làm cho dòng tiền vào của doanh nghiệp bị gảm đi, có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn về tài chính trong tương lai và ngược lại.

Chỉ tiêu thời gian luân chuyển hàng tồn kho trung bình phản ánh trong 1 chu kỳ phân tích hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)