II) Chuẩn bị: 1) Giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung bảng 1,2 2) Học sinh: Ôn lại kiến thức phần ĐVKXS
CẤU TẠO TRONG CỦA THẰN LẰN I) Mục tiêu bài học.
I) Mục tiêu bài học.
a. Kiến thức: - HS trình bày được các đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn phù hợp với đời sống hoàn toàn ở cạn. So sánh cấu tạo trong của thằn lằn với lưỡng cư để thấy được sự hoàn thiện của các cơ quan.
b. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát tranh, kĩ năng so sánh. c. Thái độ: - GD ý thức yêu thích môn học.
II) Chuẩn bị:
1- Giáo viên: - Tranh cấu tạo trong của thằn lằn. - Bộ xương ếch và bộ xương thằn lằn. - Mô hình bộ não thằn lằn.
2- Học sinh: - Đọc trước bài.
III) Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp ( 1 phút) Sĩ số lớp 7a.../31... 7b...30...
2) Kiểm tra bài cũ: So sánh cấu tạo ngoài của thằn lằn với ếch để thấy thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn?
3) Bài mới:
Trường THCS -- -- Bài soạn Sinh học lớp 7
Hoạt động 1: Bộ xương
- GV yêu cầu HS quan sát bộ xương thằn lằn đối chiếu với H39.1 SGK xác định vị trí các xương. - GV gọi HS chỉ trên mô hình
- GV phân tích xuất hiện xương sườn cùng xương mỏ ác →lồng ngực có tầm quan trọng lớn trong sự hô hấp ở cạn .
- GV yêu cầu HS đối chiếu bộ xương nêu rõ sự sai khác nổi bật.
- HS quan sát H39.1 đọc kĩ chú thích ghi nhớ tên các xương thằn lằn
- HS đối chiếu mô hình xương xác định xương đầu, cột sống, xương sườn , các xương đai và các xương chi
- HS so sánh 2 bộ xương nêu được đặc điểm sai khác cơ bản.
Hoạt động 2: Các cơ quan dinh dưỡng.
- GV yêu cầu HS quan sát H39.2 đọc chú thích xác định vị trí các hệ cơ quan
- GV đặt hệ thống các câu hỏi về các hệ cơ quan dinh dưỡng…
- GV giải thích khái niệm thận chốt lại các đặc điểm bài tiết
- HS tự xác định vị trí các hệ cơ quan trên H39.2 SGK
- 1-2 HS lên chỉ các cơ quan trên tranh →lớp nhận xét bổ sung.
Hoạt động 3: Thần kinh và giác quan.
- Quan sát mô hình não thằn lằn→ xác định các bộ phận của não
- Bộ não thằn lằn khác ếch ở điểm nào?
- HS quan sát mô hình tự xác định được các bộ phận của não.
1) Bộ xương - Bộ xương gồm: + Xương đầu
+ Cột sống có các xương sườn
+ Xương chi: Xương đai và các xương chi.
2) Các cơ quan dinh dưỡng - Hệ tiêu hóa
- Hệ tuần hoàn - hô hấp - Hệ bài tiết.
3) Thần kinh và giác quan
- Bộ não gồm 5 phần: não trước, tiểu não phát triển liên quan đến đời sống và hoạt động phức tạp
- Giác quan
Trường THCS -- -- Bài soạn Sinh học lớp 7
+ Mắt xuất hiện mắt thứ 3.
4. Củng cố:
- GV nhắc lại những nội dung chính của bài. 5. Hướng dẫn về nhà.
- Làm câu hỏi 1,2,3 vào vở bài tập - Học bài theo câu hỏi và kết luận SGK