II. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN: (7điểm)
CHUYỂN I MỤC TIÊU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được các hình thức di chuyển của động vật. - Thấy được sự phức tạp và phân hoá của sự di chuyển. - Ý nghĩa của sự phân hoá trong đời sống của động vật.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng so sánh, quan sát. - Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và động vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Tranh phóng to hình 53.1 SGK.
- HS: chuẩn bị theo nội dungthảo luận nhóm
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.7a…../31... 7b.../30... 2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu các hình thức di chuyển của động vật Mục tiêu: HS nắm được các hình thức di chuyển chủ yếu của động vật.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Yêu cầu: Nghiên cứu SGK và hình 53.1, làm bài tập.
? Hãy nối các cách di chuyển ở các ô với loài động vật cho phù hợp.
- GV treo tranh hình 53.1 để HS chữa bài.
- Cá nhân tự đọc thông tin và quan sát hình 53.1 SGK trang 172.
- Trao đổi nhóm hoàn thành phần trả lời. - Yêu cầu: 1 loài có thể có nhiều cách di chuyển.
Trường THCS -- -- Bài soạn Sinh học lớp 7
- GV hỏi:
? Động vật có những hình thức di chuyển nào?
? Ngoài những động vật ở trên đây, em còn biết những động vật nào? Nêu hình thức di chuyển của chúng?
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
- Đại diện các nhóm lên chữa bài gạch nối bằng các màu khác nhau.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhìn sơ đồ, HS nhắc lại hình thức di chuyển của một số động vật như: bò, bơi, chạy, đi, bay…
- HS có thể kể thêm: Tôm: bơi, bò, nhảy. Vịt: đi, bơi.
Kết luận:
- Động vật có nhiều cách di chuyển như: đi, bò, chạy, nhảy, bơi… phù hợp với môi trường và tập tính của chúng.
Hoạt động 2: Sự phức tạp hoá và sự phân hoá các bộ phận di chuyển ở động vật
Mục tiêu: HS nắm được sự phân hoá ngày càng phức tạp của bộ phận di chuyển để phù hợp với cách di chuyển.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS nghiên cứu GSK và quan sát hình 52.2 trang 173, hoàn thành phiếu học tập: “Sự phức tạp hoá và sự phân hoá bộ phận di chuyển ở động vật” như trong SGK trang 173.
- GV ghi nhanh đáp án của các nhóm lên bảng theo thứ tự 1, 2, 3…
- GV nên hỏi: Tại sao lựa chọn loài động vật với đặc điểm tương ứng? (để củng cố kiến thức).
- Khi nhóm nào chọn sai, GV giảng giải để HS lựa chọn lại.
- GV yêu cầu các nhóm theo dõi phiếu kiến thức chuẩn.
- Cá nhân HS tự nghiên cứu tóm tắt SGK, quan sát hình 52.2.
- Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi và sửa chữa nếu cần.
Bảng kiến thức chuẩn
STT Đặc điểm cơ quan di chuyển Tên đơn vị
12 2 3 4
Chưa có bộ phận di chuyển, có đời sống bám, cố định Chưa có bộ phận di chuyển, di chuyển chậm kiểu sâu đo Bộ phận di chuyển rất đơn giản (mấu lồi cơ và tơ bơi) Bộ phận di chuyển đã phân hoá thành chi phân đốt.
San hô, hải quỳ Thuỷ tức Rươi
Rết, thằn lằn 5 Bộ phận di chuyển
được phân hoá thành các chi có cấu tạo và