Ký sinh trùng sốt rét

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng không mong muốn ở bệnh nhân Hemophilia được truyền chế phẩm máu tại viện huyết học - truyền máu Trung ương giai đoạn 2004 - 2008 (Trang 32 - 35)

Việc sàng lọc ký sinh trùng sốt rét phải đ−ợc tiến hành ở tất cả các cơ sở truyền máu, đặc biệt các địa ph−ơng có sốt rét l−u hành. Có thể sử dụng một trong ba kỹ thuật sau tuỳ khả năng kinh tế mỗi nơi:

- Tìm ký sinh trùng sốt rét qua lam máu

- Tìm ký sinh trùng sốt rét qua kỹ thuật “QBC” - Kỹ thuật PCR

* ở bệnh nhân Hemophilia do phải truyền máu và các chế phẩm nhiều lần, thậm chí phải truyền nhiều loại chế phẩm ( chúng tôi đ{ trình bày ở phần 1.3) nên nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn cao hơn hẳn so với các bệnh nhân khác. Do đặc thù của bệnh và việc điều trị bệnh nhân Hemophilia cũng nh− việc điều chế các chế phẩm điều trị cho bệnh nhân Hemophilia nên ngoài các tai biến do truyền máu và các chế phẩm máu, ở nhóm bệnh nhân này còn hay gặp các bệnh nhiễm trùng (vi khuẩn, virus) truyền qua đ−ờng máu và sự xuất hiện của kháng thể kháng VIII / IX.

1.6. Tình hình nghiên cứu bệnh Hemophilia tại Việt Nam

Năm 1990, Cung Thị Tý, Vũ Thị Minh Châu và cộng sự đ{ tổng kết 5 năm theo dõi, quản lý và điều trị bệnh nhân Hemophilia ở viện Huyết học – Truyền máu và nhận thấy chảy máu khớp chiếm tỷ lệ cao nhất (45,45%), sau đó đến chảy máu niêm mạc (17,05%), tỷ lệ bệnh nhân có kháng thể kháng VIII là 12%, tủa lạnh yếu tố VIII có hiệu quả sử dụng cao hơn nhiều so với HTTĐL [24].

Năm 1991, Bạch Quốc Tuyên trong quá trình nghiên cứu phát hiện tr−ờng hợp xuất hiện kháng thể kháng VIII ở bệnh nhân Hemophilia A và đ{ bàn về hiện t−ợng này trong bài viết: “Nhân một tr−ờng hợp Hemophilia A có kháng thể kháng VIII- bàn về: vấn đề kháng đông l−u hành” [22].

Năm 1993, Trần Văn Bình tìm hiểu tình hình bệnh Hemophilia và thấy rằng bệnh Hemophilia khá phổ biến tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ có tiền sử gia đình là 49%, tuổi phát hiện Hemophilia A sớm hơn so với Hemophilia B (1-10 tuổi so với 3-15 tuổi) [2].

Cũng trong năm 1993, Phan Ngọc Trân đ{ nghiên cứu việc điều chế và sử dụng tủa lạnh yếu tố VIII cho bệnh nhân Hemophilia tại trung tâm truyền máu và huyết học thành phố Hồ Chí Minh và thấy tác dụng cầm máu đối với chảy máu thông th−ờng (chảy máu cơ, khớp) đạt đ−ợc trong vòng 12-24 giờ đầu, t−ơng đối cao so với các tác giả n−ớc ngoài [19].

Năm 1995, Đỗ Trung Phấn và cộng sự theo dõi tình hình nhiễm virus truyền qua đ−ờng máu ở bệnh nhân Hemophilia thấy rằng tỷ lệ bệnh nhân Hemophilia có anti-HCV d−ơng tính là 50%, HBsAg d−ơng tính là 10%, không có bệnh nhân nào có anti HIV d−ơng tính [12].

Năm 1997, Cung Thị Tý và cộng sự đ{ điều tra tình hình bệnh Hemophilia ở miền Bắc Việt Nam qua đó cho thấy tỷ lệ mắc bệnh và đặc điểm bệnh Hemophilia ở một số địa ph−ơng Việt Nam, dự kiến số bệnh nhân Hemophilia tai Việt Nam vào khoảng 5000 ng−ời [25].

Năm 1999, Do{n Huy Chung đ{ nghiên cứu chiết tách và l−u trữ tủa lạnh yếu tố VIII từ huyết t−ơng ng−ời để điều trị bệnh nhân Hemophilia A tại viện Nhi khoa cho thấy tủa lạnh yếu tố VIII là chế phẩm có tác dụng cao trong điều trị chảy máu cho bệnh nhân Hemophilia A, có ít tác dụng phụ hơn hẳn so với các chế phẩm khác [5].

Năm 2001, Vũ Thị Minh Châu trong nghiên cứu của mình đ{ mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân Hemophilia A gặp tại Viện Huyết học- Truyền máu và thấy rằng tỷ lệ chảy máu trong khớp là 93,7%, chảy máu cơ là 48,1%[3].

Năm 2002, Nguyễn Thị Mai trong nghiên cứu của mình về hiệu quả sử dụng tủa VIII sản xuất tại viện Huyết học- Truyền máu TW trong điều trị cho bệnh nhân Hemophilia A cho thấy: mức độ hồi phục yếu tố VIII bệnh nhân sau truyền tủa lạnh là 70%, thời gian bán huỷ là 11 giờ, sau 24 giờ nồng độ yếu tố VIII trong huyết t−ơng còn lại 28,6% so với thời điểm sau truyền [8].

Các nghiên cứu trên chủ yếu nghiên cứu về dịch tễ học, mô tả bệnh cảnh lâm sàng, kỹ thuật sản xuất và hiệu quả sử dụng tủa VIII, ch−a nghiên cứu một cách hệ thống tác dụng không mong muốn của các chế phẩm máu sử dụng cho bệnh nhân Hemophiliạ Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài này để góp phần hạn chế các nguy cơ của truyền chế phẩm máu cho bệnh nhân, giúp cho bệnh nhân đ−ợc điều trị có hiệu quả và an toàn hơn.

Ch−ơng 2

đối t−ợng và ph−ơng pháp nghiên cứu

2.1. Đối t−ợng nghiên cứu

Bao gồm 429 bệnh nhân Hemophilia A và 89 bệnh nhân Hemophilia B đ−ợc điều trị bằng chế phẩm máụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng không mong muốn ở bệnh nhân Hemophilia được truyền chế phẩm máu tại viện huyết học - truyền máu Trung ương giai đoạn 2004 - 2008 (Trang 32 - 35)