Tình hình xuất hiện kháng thể kháng VIII/IX

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng không mong muốn ở bệnh nhân Hemophilia được truyền chế phẩm máu tại viện huyết học - truyền máu Trung ương giai đoạn 2004 - 2008 (Trang 75 - 76)

Theo Bjorkman S. và Berntorp Ẹ, kháng thể kháng VIII xuất hiện ở 5- 10% bệnh nhân Hemophilia A và 10-15% bệnh nhân Hemophilia A thể nặng. Chúng đóng vai trò nh− những chất ức chế đông máu và là biến chứng nghiêm trọng của việc điều trị bệnh nhân Hemophilia bằng các chế phẩm bù yếu tố [30], [31], [58], [59].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, những bệnh nhân không đáp ứng với liều điều trị thông th−ờng (sau khi bù yếu tố VIII/IX, nồng độ yếu tố VIII/IX không tăng, không cải thiện tình hình chảy máu trên lâm sàng), chúng tôi tiến hành xét nghiệm tìm kháng thể kháng VIII ở bệnh nhân Hemophilia A và kháng thể kháng IX ở bệnh nhân Hemophilia B. Chúng tôi đ{ thu đ−ợc kết quả nh− sau: không có bệnh nhân nào có kháng thể kháng IX; có 5 bệnh nhân có kháng thể kháng VIII, trong đó có 2 bệnh nhân thể nhẹ, 2 bệnh nhân thể trung bình và 1 bệnh nhân thể nặng với kết quả định l−ợng và tỷ lệ phần trăm theo thể bệnh đ−ợc trình bày ở bảng 3.17, bảng 3.18. Năm bệnh nhân này đ−ợc điều trị bằng nhiều loại chế phẩm thay thế và đều có kháng thể kháng VIII thấp hơn 10 BU/ml nên không cần điều trị bằng phức hợp yếu tố đông máu- kháng chất ức chế mà vẫn có thể dùng liều cao yếu tố VIII cô đặc hoặc phức hợp prothrombin để điều trị. Ngoài ra chúng tôi còn gặp một bệnh nhân có chất ức chế thoáng qua và tự mất trong lần xét nghiệm saụ

Bảng 4.4. So sánh tỷ lệ kháng VIII ở bệnh nhân Hemophilia theo nghiên cứu của một số tác giả

Tác giả Nơi nghiên cứu Tỷ lệ kháng VIII Cung Thị Tý và cs (1990) [24] Viện Huyết học-Truyền máu 12% Phan Ngọc Trân (1993) [19] Trung tâm Truyền máu-Huyết học

tp Hồ Chí Minh

1.9%

T.T.Yee (1999) [72] Anh 6.3%

El Alfy (2000) [34] Ai Cập 12%

Nguyễn Thị Mai (2002) [8] Viện Huyết học-Truyền máu 0%

Nguyễn Thị H−ơng Quế (2008) Viện Huyết học-Truyền máu 1.17% Theo kết quả so sánh ở bảng trên cho thấy tỷ lệ kháng thể kháng VIII l−u hành trong huyết t−ơng bệnh nhân khác nhau tuỳ theo nghiên cứu của từng tác giả. Sự khác nhau này có thể do việc sử dụng các chế phẩm khác nhau cho các bệnh nhân trong từng nghiên cứu, cũng có thể do số l−ợng bệnh nhân nghiên cứu của các tác giả khác nhaụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng không mong muốn ở bệnh nhân Hemophilia được truyền chế phẩm máu tại viện huyết học - truyền máu Trung ương giai đoạn 2004 - 2008 (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)