Phương pháp đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bệnh nhân có hẹp động mạch vành (FULL TEXT) (Trang 52 - 53)

Chúng tôi đánh giá các YTNC như sau:

- Tuổi ở mức nguy cơ: nam ≥ 45 tuổi, nữ ≥ 55 tuổi

- Tiền sử gia đình có người thuộc thế hệ cận kề mắc bệnh ĐMV sớm (< 55 tuổi ở nam, < 65 tuổi ở nữ)

- Tiền sử hút thuốc lá (đã bỏ hoặc đang hút)

- Tăng huyết áp: khi HA tâm thu ≥ 140 mmHg và/ hoặc HA tâm trương ≥ 90 mmHg hoặc bệnh nhân đang điều trị bệnh THA[75].

- Rối loạn lipid máu: bệnh nhân đang điều trị rối loạn lipid máu hoặc

kết quả xét nghiệm máu có biểu hiện rối loạn lipid máu như sau: (dựa theo tiêu chuẩn ATPIII, NCEP 2004 cho người mắc bệnh ĐMV) [38], [70].

Cholesterol ≥ 5,2 mmol/l và/ hoặc

Triglycerid ≥ 1,73 mmol/l và/ hoặc

HDL-C < 1,03 mmol/l và/ hoặc

LDL-C ≥ 1,8 mmol/l.

- Đo chu vi vòng bụng, chu vi vòng bụng ≥ 80 cm với nữ và ≥ 90 cm ở nam được coi là béo trung tâm [78].

- Đo chiều cao, cân nặng để tính ra chỉ số khối cơ thể (BMI). Phân loại

BMI dựa theo tiêu chuẩn WHO 2000 dành cho người châu Á, chỉ số BMI ≥

23 kg/m2 được coi là quá cân, và cần phải can thiệp(bảng 2.2)[78].

Công thức tính BMI:

m m: trọng lượng cơ thể (kg)

BMI = --- h: chiều cao (m)

Bảng 2.2. Phân loại béo phì theo tình trạng phân bố mỡ trên cơ thể dành cho người châu Á

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh Số đo vòng bụng Phân loại theo trọng lượng BMI (kg/m2) Nam < 90cm, Nữ < 80cm Nam ≥ 90cm, Nữ ≥ 80cm Nhẹ < 18.5 Thấp Bình thường

Bình thường 18.5 - 22.9 Bình thường Tăng

Quá cân ≥ 23

Nguy cơ 23 - 24.9 Nhẹ Vừa Béo độ I 25 - 29.9 Vừa Nặng Béo độ II ≥ 30 Nặng Rất nặng

- ĐTĐ và RLDNG: tiêu chuẩn chẩn đoán theo tiêu chuẩn của WHO 1999 (xin xem bảng 1.7 - trang 26).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bệnh nhân có hẹp động mạch vành (FULL TEXT) (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)