Dịch tễ đái tháo đường týp 2 và rối loạn dung nạp glucose

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bệnh nhân có hẹp động mạch vành (FULL TEXT) (Trang 37 - 39)

Trên Thế giới

Vào những năm cuối của thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21, ĐTĐ là bệnh không lây có tốc độ phát triển nhanh nhất. Bệnh ĐTĐ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4- 5 ở các nước phát triển, bệnh cũng được xem là “đại dịch” ở các nước đang phát triển. Sự bùng nổ ĐTĐ týp 2 và những

biến chứng của bệnh đang là thách thức lớn với cộng đồng [2].

Theo thông báo của Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế (IDF), số người

bị đái tháo đường trên toàn thế giới là [2]: - Năm 1994: 110 triệu.

- Năm 1995: 135 triệu. - Năm 2000: 151 triệu.

Theo WHO, năm 2025 sẽ có 300 – 330 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, chiếm 5,4 % dân số thế giới. Trong đó các nước phát triển tăng 42 %,

các nước đang phát triển tăng 170 %.

Cùng với sự gia tăng của bệnh ĐTĐ, RLDNG, trạng thái trung gian

giữa dung nạp glucose bình thường và đái tháo đường týp 2 thực thụ, cũng gia tăng nhanh chóng. Theo thống kê của Hội đái tháo đường toàn cầu WDF, năm

2003 có 194 triệu người mắc ĐTĐ thì có khoảng 314 triệu người bị RLDNG; và dự báo đến năm 2025 sẽ có tới 427 triệu người có tình trạng này trên thế

giới, có 60% RLDNG ở thời điểm hiện tại phát triển thành ĐTĐ [49].  Tại Việt Nam

Năm 2001, một điều tra dịch tễ đầu tiên về đái tháo đường của Việt Nam

được tiến hành theo các qui chuẩn quốc tế tại 4 thành phố lớn: Hà Nội, Hải

Phòng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả đã thực sự là tiếng chuông

cảnh báo về tình trạng bệnh ĐTĐ ở Việt nam: tỷ lệ ĐTĐ là 4 %, tỷ lệ RLDNG là 5,1 %, có tới 64,9 % số người mắc bệnh ĐTĐ không được chẩn đoán và hướng

dẫn điều trị [1].

Năm 2002 – 2003, điều tra quốc gia về tình hình bệnh đái tháo đường

và các yếu tố nguy cơ được tiến hành trên cả nước cho kết quả là [2]: tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 2,7%. Đặc biệt tỷ lệ mắc ĐTĐ ở nhóm đối tượng có yếu tố nguy cơ chiếm tỷ lệ cao 10,5 %. Tỷ lệ RLDNG trên cả nước là 7,3 %. Nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc ĐTĐ theo giới. Nhưng tỷ lệ

RLDNGở nữ cao hẳn so với nam (8,9 % so với 5,9 %).

Theo phân loại của Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế và tổ chức Y tế

thế giới, tỷ lệ mắc ĐTĐ của Việt nam nằm trong khu vực hai (tỷ lệ 2 – 4,99 %) giống các nước trong khu vực (Trung quốc, Thái lan, Indonesia) và thấp hơn các nước thuộc khu vực ba (5 – 7,99 %).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bệnh nhân có hẹp động mạch vành (FULL TEXT) (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)