0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH NHIỄM SÁN LÁ GAN FASCIOLA SPP. Ở TRÂU, BÒ TẠI TỈNH TUYÊN QUANG, NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRỨNG, ẤU TRÙNG SÁN LÁ GAN Ở NGOẠI CẢNH VÀ TRONG KÝ CHỦ TRUNG GIAN (Trang 31 -33 )

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Trƣớc đây, ở nƣớc ta có nhiều cuộc điều tra về tỷ lệ nhiễm sán lá gan. Phan Địch Lân (1985) [16] tổng kết tình hình nhiễm sán lá gan ở trâu, bò cho thấy tỷ lệ nhiễm tăng theo lứa tuổi và tăng dần từ miền biển đến miền núi, trung du và đồng bằng; tỷ lệ nhiễm dao động từ 13,7 - 61,3%.

Kết quả điều tra của Hồ Thị Thuận và Nguyễn Ngọc Phƣơng (1987) [38] ở các tỉnh miền Nam cho thấy tỷ lệ trâu, bò nhiễm sán lá gan từ 1,4 - 36,2%.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đoàn Văn Phúc và cs (1995) [25] thông báo trâu, bò ở khu vực Hà Nội nhiễm sán lá gan với tỷ lệ 33,9%.

Nguyễn Trọng Kim và Phạm Ngọc Vĩnh (1997) [7] công bố tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò ở Hà Bắc (cũ) là 49,95%; ở Nghệ An từ 25,27 - 32,65%; tỷ lệ nhiễm sán lá gan chung ở miền Bắc Việt Nam là 43,56%.

Lƣơng Tố Thu và cs (2000) [37] cho thấy bò ở khu vực Hà Nội bị nhiễm với tỷ lệ 42,3 - 73,3%, ở trâu là 32,3 - 76,8%.

Kết quả nghiên cứu của Lê Hữu Khƣơng và cs (2001) [5] cho thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan trung bình trên cả nƣớc ở trâu là 46,23%, dao động từ 8,74 - 61,09%, ở bò là 30,64%, tỷ lệ này tăng dần từ Nam ra Bắc.

Gần đây, Đỗ Đức Ngái và cs (2006) [22] thông báo tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở Đaklak từ 34,2 - 62,6%; tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò xung quanh Hà Nội là 28% (ở bò từ 3 - 24 tháng tuổi) và 39% (ở trâu, bò trƣởng thành).

Theo Phan Địch Lân (1985) [16], ốc L. viridis phân bố rộng ở tất cả các vùng, ở vùng núi chiếm 75% trong số 2 loài ốc Lymnaea thu đƣợc, còn ở vùng trung du chiếm 66,5%, ven biển chiếm 51,5% và vùng đồng bằng là 42,0%. Còn L. swinhoei phân bố hẹp hơn, tập trung chủ yếu ở đồng bằng và ven biển, còn ở vùng núi và trung du ắt hơn, đặc biệt ở miền núi rất ắt, có nhiều nơi không có, vùng đồng bằng chiếm 58%.

Nguyễn Trọng Kim (1997) [6] đã công bố tỷ lệ nhiễm trung bình ở các tỉnh miền Bắc ở ốc L. swinhoei là 20,8% và ở ốc L. viridis là 19,6%.

Theo Hồ Thị Thuận và Nguyễn Ngọc Phƣơng (1987) [38], cả 2 loài ốc ở các tỉnh miền nam đều là vật chủ trung gian của sán lá gan, nhƣng tỷ lệ nhiễm rất thấp (1,1%).

Kết quả điều tra trong nhiều năm của Nguyễn Thị Kim Thành và cs (1996) [31] ở Cổ Nhuế, Hà Nội cũng cho kết quả tƣơng tự, tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan ở 2 loài ốc chỉ từ 0,7 - 3,0%.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguyễn Thị Lê và cs (1995) [21] cho biết: tác giả đã không tìm thấy ấu trùng sán lá gan trong hơn 1000 ốc Lymneae ở tỉnh Hà Tây (cũ).

Theo Đỗ Đức Ngái và cs (2006) [22], tỷ lệ nhiễm ấu trùng Fasiola của

ốc L. swinhoei ở ĐakLak là 0,45%;

Kết quả điều tra của Phạm Ngọc Doanh và Nguyễn Thị Lê (2005) [1] cho thấy, chỉ 0,06% và 1% ốc L. viridis ở Đông Anh và Phú Xuyên (Hà Nội) bị nhiễm ấu trùng sán lá gan.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH NHIỄM SÁN LÁ GAN FASCIOLA SPP. Ở TRÂU, BÒ TẠI TỈNH TUYÊN QUANG, NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRỨNG, ẤU TRÙNG SÁN LÁ GAN Ở NGOẠI CẢNH VÀ TRONG KÝ CHỦ TRUNG GIAN (Trang 31 -33 )

×