0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Chẩn đoán bệnh do sán lá Fasciola gây ra

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH NHIỄM SÁN LÁ GAN FASCIOLA SPP. Ở TRÂU, BÒ TẠI TỈNH TUYÊN QUANG, NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRỨNG, ẤU TRÙNG SÁN LÁ GAN Ở NGOẠI CẢNH VÀ TRONG KÝ CHỦ TRUNG GIAN (Trang 28 -29 )

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.1.6. Chẩn đoán bệnh do sán lá Fasciola gây ra

Việc chẩn đoán có thể tiến hành trên súc vật còn sống hoặc đã chết. Tuỳ điều kiện thực tế mà áp dụng biện pháp phù hợp.

* Đối với súc vật còn sống:

Để chẩn đoán bệnh do Fasciola gây ra, thƣờng áp dụng các biện pháp nhƣ: chẩn đoán lâm sàng, kết hợp đặc điểm dịch tễ học, xét nghiệm phân con vật nghi bệnh và chẩn đoán miễn dịch học.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Triệu chứng lâm sàng của bệnh sán lá gan thƣờng thấy nhất là: kiệt sức, suy nhƣợc, rụng lông, phù thũng ở ngực, ức... Tuy nhiên, các biểu hiện trên không chỉ thấy ở bệnh do Fasciola gây nên. Vì vậy, triệu chứng lâm sàng không phải là căn cứ duy nhất để kết luận bệnh.

Việc xét nghiệm phân tìm trứng Fasciola là biện pháp có tắnh quyết định trong chẩn đoán. Thƣờng dùng phƣơng pháp gạn rửa nhiều lần. Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [4], phƣơng pháp này phổ biến nhƣng chƣa phát hiện đƣợc tất cả mọi gia súc nhiễm sán Fasciola, nhất là ở những súc vật nhiễm ắt hoặc ở giai đoạn sán còn non. Khi xét nghiệm phân, cần phân biệt trứng Fasciola với trứng Paramphistomum ký sinh ở dạ cỏ (phân biệt về màu sắc, hình dạng, tế bào noãn hoàng và kắch thƣớc).

Phƣơng pháp miễn dịch học để phát hiện súc vật nhiễm Fasciola đã đƣợc sử dụng là: dùng kháng nguyên tiêm nội bì, căn cứ vào phản ứng ở nơi tiêm để kết luận. Các phƣơng pháp khác nhƣ: phƣơng pháp miễn dịch men ELISA, phƣơng pháp miễn dịch huỳnh quang... Tuy nhiên, do khó khăn về phƣơng tiện và việc chế kháng nguyên chuẩn nên các phƣơng pháp này còn ắt đƣợc dùng trong bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh sán lá gan nói riêng.

* Đối với súc vật chết:

Khi súc vật chết, mổ khám tìm sán Fasciola ở giai đoạn ấu trùng và trƣởng thành trong ống dẫn mật, gan, xoang bụng... Phƣơng pháp này chắnh xác hơn cả, vì tìm thấy cả sán non ở giai đoạn di hành.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH NHIỄM SÁN LÁ GAN FASCIOLA SPP. Ở TRÂU, BÒ TẠI TỈNH TUYÊN QUANG, NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRỨNG, ẤU TRÙNG SÁN LÁ GAN Ở NGOẠI CẢNH VÀ TRONG KÝ CHỦ TRUNG GIAN (Trang 28 -29 )

×