4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.3.3. Xác định loài ốc nước ngọt Ờ ký chủ trung gian của sán lá gan gan và
sự phân bố của chúng
Để xác định loài ốc nƣớc ngọt Ờ ký chủ trung gian của sán lá gan và sự phân bố của chúng, chúng tôi đã tiến hành thu thập mẫu ốc nƣớc ngọt ở ba địa phƣơng của tỉnh Tuyên Quang. Kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 3.10 và 3.11:
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.10: Sự phân bố các loài ốc Ờ ký chủ trung gian của sán Fasciola ở ba địa phƣơng của tỉnh Tuyên Quang
Loài ốc
Phân bố (huyện, thành)
Tần suất xuất hiện (%) Yên Sơn Hàm Yên TPTQ L. viridis + + + 100 L. swinhoei + + + 100 Loài khác* + + + 100 Tổng loài 3 3 3 100
* Ghi chú: (+): Có phát hiện được
(*): Không phải là ký chủ trung gian của sán Fasciola
Nguyễn Trọng Kim (1997) [6] đã khảo sát đặc điểm sinh học của ốc - vật chủ trung gian của sán lá F. gigantica ở miền Bắc Việt Nam. Tác giả cho biết, vật chủ trung gian của sán lá Fasciola là hai loài ốc nƣớc ngọt thuộc giống
Lymnaea với tên gọi là ốc vành tai (L. swinhoei) và ốc chanh (L. viridis). Để thực hiện nội dung này, chúng tôi đã thu thập các mẫu ốc nƣớc ngọt để xác định loài và sự phân bố của các loài. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.11.
Định loại 3156 ốc có 968 con thuộc loài L. viridis,chiếm tỷ lệ 30,67%; 640 con thuộc loài L. swinhoei, chiếm 20,28%, số ốc còn lại thuộc các loài khác Ờ không phải là ký chủ trung gian của sán lá gan chiếm đến 49,05%.
Số lƣợng ốc L. viridis thu thập ở các địa điểm bao giờ cũng nhiều hơn ốc L. swinhoei. Tỷ lệ ốc thuộc loài L. viridis ở ba địa phƣơng dao động từ 28,05% đến 32,07% và loài L. swinhoei biến động từ 15,06% đến 24,21%.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.11: Tỷ lệ các loài ốc nƣớc ngọt Ờ ký chủ trung gian của sán
Fasciola tại ba địa phƣơng của tỉnh Tuyên Quang
Địa phƣơng (huyện, thành) Số ốc định loài (con) Kết quả định loại
L. viridis L. swinhoei Loài khác*
n (%) n (%) n (%)
Yên Sơn 958 294 30,69 232 24,21 432 45,09 Hàm Yên 1428 458 32,07 292 20,45 678 47,48
TPTQ 770 216 28,05 116 15,06 438 56,88
Tắnh chung 3156 968 30,67 640 20,28 1548 49,05
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy, các địa phƣơng nói trên đều có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và sinh sản của ốc (có hệ thống kênh, mƣơng dẫn nƣớc vào ruộng lúa, có suối, ao bèo, ao rau muốngẦ là những môi trƣờng sống thắch hợp cho ốc). Nhƣ vậy, với sự phân bố phổ biến của cả hai loài ốc (đã đƣợc xác định là ký chủ trung gian của sán lá Fasciola) cho thấy, nguy cơ trâu, bò nhiễm bệnh sán lá gan tại các địa phƣơng này là rất cao. Do đó, để hạn chế bệnh sán lá gan cho trâu, bò, ngƣời chăn nuôi cần có biện pháp hạn chế sự tiếp xúc của trâu, bò với các nguồn có khả năng lây nhiễm bệnh và tắch cực diệt ốc - ký chủ trung giantruyền bệnh.