0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan của ốc nước ngọt (nhiễm tự nhiên)

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH NHIỄM SÁN LÁ GAN FASCIOLA SPP. Ở TRÂU, BÒ TẠI TỈNH TUYÊN QUANG, NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRỨNG, ẤU TRÙNG SÁN LÁ GAN Ở NGOẠI CẢNH VÀ TRONG KÝ CHỦ TRUNG GIAN (Trang 67 -70 )

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.3.4. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan của ốc nước ngọt (nhiễm tự nhiên)

Sau khi định loại đƣợc 2 loài ốc L. viridisL. swinhoei, chúng tôi tiến hành ép ốc để kiểm tra tỷ lệ ốc nhiễm tự nhiên ấu trùng sán lá gan theo phƣơng pháp của Nguyễn Thị Lê (2000). Kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 3.12.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.12: Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan của ốc ký chủ trung gian

Loài ốc L. viridis L. swinhoei Tắnh

chung

Số lƣợng ốc kiểm tra (con) 968 640 1608

Số ốc nhiễm ấu trùng SLG (con) 153 36 189

Tỷ lệ nhiễm (%) 15,81 5,63 11,75 Dạng ấu trùng Sporocyst Số ốc nhiễm (con) 83 16 99 Tỷ lệ nhiễm (%) 54,23 44,44 52,38 Redia Số ốc nhiễm (con) 85 38 123 Tỷ lệ nhiễm (%) 55,56 60,32 65,08 Cercaria Số ốc nhiễm (con) 91 34 125 Tỷ lệ nhiễm (%) 59,48 53,97 66,14

Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy:

Tỷ lệ ốc - ký chủ trung gian nhiễm ấu trùng sán lá gan là 11,75%. Trong đó, kiểm tra 968 con thuộc loài L. viridis có 153 ốc mang ấu trùng, chiếm 15,81%, cao hơn so với loài L. swinhoei (tỷ lệ mang ấu trùng là 5,63%).

Trong 153 ốc L. viridis nhiễm ấu trùng sán lá Fasciola có 54,23% nhiễm ấu trùng ở giai đoạn Sporocyst, 55,56% nhiễm ấu trùng ở giai đoạn Redia và 59,48 % nhiễm ấu trùng ở giai đoạn Cercaria.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Trong 36 ốc L.swinhoei nhiễm ấu trùng sán lá Fasciola có 44,44% nhiễm ấu trùng ở giai đoạn Sporocyst, 60,32% nhiễm ấu trùng ở giai đoạn

Redia và 53,97% nhiễm ấu trùng ở giai đoạn Cercaria.

Chúng tôi nhặn thấy rằng, trong một ốc có thể có 1 - 3 dạng ấu trùng của sán Fasciola. Số lƣợng ốc nhiễm ấu trùng giai đoạn RediaCercaria nhiều hơn số lƣợng ốc nhiễm ấu trùng giai đoạn Sporocyst. Nhƣ vậy, trong nhiều ốc đã có ấu trùng sán lá gan đang trong giai đoạn phát triển và chuẩn bị ra khỏi ốc để hình thành Adolescaria.

Từ kết quả trên, chúng tôi thấy rằng, tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan ở ốc ký chủ trung gian khá cao, do đó luôn có một số lƣợng lớn ấu trùng cảm nhiễm (Adolescaria) đƣợc lƣu hành trong môi trƣờng, nếu không có biện pháp diệt ký chủ trung gian ở ngoại cảnh thì nguy cơ trâu, bò nhiễm sán lá gan là rất cao.

Ở nƣớc ta đã có một số công trình nghiên cứu về vật chủ trung gian của sán lá gan. Kết quả của các nghiên cứu này có sự khác nhau về loài ốc - vật chủ trung gian và tỷ lệ ốc nhiễm ấu trùng sán lá gan.

Theo Phan Địch Lân (1985) [16], ốc L. viridis nhiễm ấu trùng sán lá gan trung bình khoảng 19,61%, L. swinhoei nhiễm trung bình khoảng 20,85 %.

Hồ Thị Thuận và Nguyễn Ngọc Phƣơng (1987) [38] cho biết tỷ lệ nhiễm nhiễm ấu trùng ở ốc rất thấp (1,1%). Theo kết quả điều tra của Nguyễn Thị Kim Thành và cs (1995) [30], tỷ lệ này là 0,7 - 3,0%.

Nguyễn Trọng Kim và Phạm Ngọc Vĩnh (1997) [7] báo cáo rằng, cả 2 loài ốc Lymnaea đều bị nhiễm ấu trùng sán lá gan với tỷ lệ rất cao (43,1 - 62,1%) ở tỉnh Hà Bắc (cũ), tỷ lệ nhiễm trung bình ở các tỉnh miền Bắc đối với ốc L. swinhoei là 20,8% và ốc L. viridis là 19,6%.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đỗ Đức Ngái và cs (2006) [22] thông báo, tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan ở ốc L. swinhoei ở Đắk Lắk là 0,45%.

Từ kết quả ở bảng 3.12 và kết quả nghiên cứu của một số tác giả, chúng tôi thấy rằng, để hạn chế sự lây nhiễm sán lá Fasciola, cần diệt ký chủ trung gian của sán lá là ốc nƣớc ngọt bằng các biện pháp nhƣ: tháo cạn nƣớc, làm khô những đồng cỏ, bãi chăn lầy lội, ẩm ƣớt; đẩy mạnh chăn nuôi thuỷ cầm (vịt, ngan, ngỗngẦ) và cá trắm đen để diệt ốc.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH NHIỄM SÁN LÁ GAN FASCIOLA SPP. Ở TRÂU, BÒ TẠI TỈNH TUYÊN QUANG, NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRỨNG, ẤU TRÙNG SÁN LÁ GAN Ở NGOẠI CẢNH VÀ TRONG KÝ CHỦ TRUNG GIAN (Trang 67 -70 )

×