4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.3.6.1. Thời gian sống của trứng sán lá gan trong phân trâu, bò
Kết quả nghiên cứu thời gian sống của trứng sán lá gan trong phân trâu, bò đƣợc trình bày ở bảng 3.14:
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.14: Thời gian sống của trứng sán lá gan trong phân trâu, bò
Năm Loại phân Mùa Lô thắ
nghiệm Điều kiện mẫu Số mẫu theo dõi Thời gian bắt đầu có trứngchết X mX (ngày) Thời gian trứng chết hoàn toàn X mX (ngày) 2012 Phân trâu Thu
I Phân để khô tự nhiên 5 13,70 ổ 0,56 63,50 ổ 0,58 II Phân luôn ẩm ƣớt 5 52,70 ổ 1,30 118,70 ổ 0,40
Đông I
Phân để khô tự nhiên 5 19,90 ổ 0,40 80,70 ổ 0,90 II Phân luôn ẩm ƣớt 5 75,20 ổ 1,60 160,40 ổ 0,42
Phân bò
Thu
I Phân để khô tự nhiên 5 13,20 ổ 0,52 60,60 ổ 0,48 II Phân luôn ẩm ƣớt 5 50,40 ổ 0,64 121,40 ổ 1,02
Đông
I Phân để khô tự nhiên 5 20,60 ổ 0,62 68,60 ổ 1,10 II Phân luôn ẩm ƣớt 5 74,70 ổ 0,60 156,80 ổ 0,42
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
*Ghi chú: Trứng chết biến đổi màu, phôi bào phân hủy, cho vào môi trường nước theo dõi thấy không nở thành Miracidium.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Kết quả trên cho thấy:
Vào mùa Thu, trong phân trâu để khô tự nhiên, trứng sống đƣợc 13 - 63 ngày, trong phân bò để khô tự nhiên, trứng sống đƣợc 13 - 60 ngày. Trong phân trâu ẩm ƣớt, trứng sống đƣợc 52 - 118 ngày, trong phân bò ẩm ƣớt, trứng sống đƣợc 50 - 121 ngày.
Vào mùa Đông, trong phân trâu để khô tự nhiên, trứng sống đƣợc 19 - 80 ngày, trong phân bò để khô tự nhiên, trứng sống đƣợc 20 - 68 ngày. Trong phân trâu ẩm ƣớt, trứng sống đƣợc 75 - 160 ngày, trong phân bò ẩm ƣớt, trứng sống đƣợc 74 Ờ 156 ngày.
Từ kết quả trên, chúng tôi có một số nhận xét sau:
- Trong cùng điều kiện mẫu, trứng sán lá gan có thời gian sống trong phân ở mùa Đông dài hơn mùa Thu. Theo chúng tôi, nhiệt độ mùa Thu tuy có làm cho trứng sán lá gan phát triển tốt hơn, quá trình trao đổi chất mạnh hơn nhƣng chắnh nguyên nhân này đã làm cho trứng nhanh chết hơn so với mùa Đông.
- Trong cùng điều kiện về thời tiết (cùng mùa), trứng sán lá gan trong phân ẩm ƣớt sống lâu hơn trong phân để khô tự nhiên.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy những trứng chết sớm nhất là những trứng nằm trên bề mặt các mẫu phân thắ nghiệm, chịu sự thay đổi về độ ẩm nhanh nhất (bị khô nhanh nhất), trong khi những trứng nằm sâu trong phân thì sự thay đổi của ẩm độ chậm hơn và ẩm độ phân giảm từ từ nên thời gian sống của chúng kéo dài hơn. Trong phân khô, khi trứng chết, phôi bào dung giải, vỏ trứng nhăn nheo, hoặc phôi bào đen lại. Trứng trong phân ẩm ƣớt khi bị chết, vỏ trứng biến đổi màu sắc, ắt nhăn nheo, phôi bào bị dung giải. Khi kiểm tra lại để thấy rõ trứng còn sống hay đã chết, chúng tôi đã cho trứng vào môi trƣờng nƣớc, theo dõi thấy trứng không nở thành Miracidium,
làm tƣơng tự với những trứng còn nguyên hình dạng và màu sắc thì thấy chúng nở thành Miracidium trong nƣớc.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua theo dõi, chúng tôi thấy, các mẫu phân để khô tự nhiên có ẩm độ giảm dần và thời gian tồn tại của trứng cũng khá lâu. Nếu những trứng này đƣợc rơi vào môi trƣờng nƣớc sẽ nở thành mao ấu, vào ốc - ký chủ trung gian để trải qua các dạng ấu trùng, cuối cùng rời khỏi ký chủ trung gian và thành ấu trùng có sức gây bệnh, làm cho trâu, bò có nguy cơ nhiễm sán lá gan rất cao.
Trong thực tế chăn nuôi, nguồn reo rắc mầm bệnh chủ yếu là súc vật nuôi nhiễm sán lá gan. Đối với những trâu, bò có sán lá gan ký sinh, hàng năm thải theo phân số lƣợng trứng khá lớn ra đồng cỏ và các bãi chăn thả. Thời gian trứng sán lá gan lƣu cữu trong phân khá lâu (đặc biệt là trong phân ẩm ƣớt hay những đồng cỏ ẩm thấp, lầy lội), khi gặp điều kiện thuận lợi (nƣớc, nhiệt độ, pH và ốc - ký chủ trung gianẦ) trứng phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh. Để chủ động phòng bệnh sán lá gan cho trâu bò, ngƣời chăn nuôi phải thƣờng xuyên thu gom phân trâu, bò để ủ theo phƣơng pháp ủ nhiệt sinh học, lợi dụng nhiệt do quá trình vi sinh vật lên men các chất hữu cơ trong phân để tiêu diệt trứng sán lá gan. Trứng sán lá gan rất nhạy cảm với điều kiện khô hạn và ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Do vậy, ngƣời chăn nuôi nên hạn chế chăn thả trâu, bò ở những bãi chăn lầy lội, ẩm thấp.
3.3.6.2. Thời gian sống của trứng sán lá gan trong đất
Chúng tôi cũng đã tiến hành theo dõi thời gian sống của trứng sán lá gan trong đất ở 4 ẩm độ khác nhau. Kết quả cho thấy:
Vào mùa Thu, trứng sán lá gan có thể tồn tại đƣợc 4 - 7 ngày trong đất có ẩm độ dƣới 10%, ẩm độ của đất là 10 - 20% trứng tồn tại trong 6 Ờ 9 ngày; ẩm độ đất 20 - 30% là 12 - 15 ngày, ẩm độ của đất là 30 - 40% thì trứng tồn tại đƣợc 18 - 46 ngày.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Vào mùa Đông, trứng sán lá gan có thể tồn tại đƣợc 6 - 8 ngày trong đất có ẩm độ dƣới 10%, 9 - 17 ngày khi ẩm độ đất là 10 Ờ 20%, 18 - 20 ngày ở ẩm độ 20 Ờ 30% và khi ẩm độ của đất là 30 - 40% thì trứng tồn tại đƣợc 21 - 56 ngày.
Bảng 3.15: Thời gian sống của trứng sán lá gan trong đất
Mùa Lô thắ nghiệm Ẩm độ đất (%) Thời gian trứng bắt đầu chết X mX (ngày) Thời gian trứng chết hoàn toàn X mX (ngày) Thu I < 10 4,78 ổ 0,65 7,40 ổ 0,65 II 10 Ờ 20 6,20 ổ 0,40 9,20 ổ 0,60 III 20 Ờ 30 12,02 ổ 1,02 15,80 ổ 0,45 IV 30 Ờ 40 18,80 ổ 0,35 46,20 ổ 0,42 Đông I < 10 6,02 ổ 0,35 8,20 ổ 0,40 II 10 Ờ 20 9,10 ổ 0,36 17,42 ổ 0,65 III 20 Ờ 30 18,20 ổ 0,45 30,50 ổ 0,35 IV 30 Ờ 40 21,40 ổ 0,65 56,80 ổ 1,04
*Ghi chú: Trứng chết biến đổi màu, phôi bào phân hủy, cho vào môi trường nước theo dõi thấy không nở thành Miracidium.
Nhƣ vậy, trong đất có cùng ẩm độ, thời gian sống của trứng sán lá gan ở mùa Đông luôn cao hơn mùa Thu. Trong cùng mùa, thời gian sống của trứng sán lá gan phụ thuộc vào ẩm độ đất: ẩm độ đất tăng thì thời gian sống của trứng sán lá gan kéo dài hơn.
Yếu tố ẩm độ của đất ảnh hƣởng rất lớn tới thời gian sống của trứng sán lá gan trong đất. Điều kiện khô hạn, trứng sán chết rất nhanh, nhƣng
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khi ẩm độ cao, thời gian sống của trứng sán kéo dài. Lô thắ nghiệm I - đất có ẩm độ dƣới 10% (đất rất khô) là điều kiện rất bất lợi cho sự phát triển của trứng sán lá gan nên trứng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn (khoảng 4 Ờ 8 ngày). Ở lô thắ nghiệm IV - đất có độ ẩm từ 30 - 40% trứng sán lá gan tồn tại khá lâu (18 - 56 ngày). Nếu ở ngoài môi trƣờng, khoảng thời gian này cũng khá dài để trứng có thể gặp điều kiện thuận lợi phát triển thành ấu trùng cảm nhiễm.
Khảo sát thực tế chăn nuôi cho thấy, chuồng nuôi trâu, bò chủ yếu là nền đất, vị trắ chuồng nuôi thƣờng nằm cạnh ruộng, mƣơng nƣớc; bãi chăn thả còn nhiều vũng nƣớc đọng, do đó trứng sán lá Fasciola dễ phát tán và có điều kiện phát triển. Vì vậy, công tác vệ sinh cần đƣợc quan tâm thƣờng xuyên, cần thu gom phân để ủ, tránh vƣơng vãi phân ra xung quanh, thƣờng xuyên tẩy uế, khử trùng chuồng trại, vệ sinh bãi chăn thả, thực hiện chăn thả luân phiên khi địa phƣơng có bãi chăn thả rộng.