Kết quả phát hành TPCP bằng ngoại tệ

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ tại kho bạc nhà nước việt nam (Trang 30 - 33)

b) Trái phiếu Kho bạc đấu thầu qua Trung tâm giao dịch chứng khoán

2.2.4 Kết quả phát hành TPCP bằng ngoại tệ

Nghị định số 41/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 20/11/2003 đã mở ra một kênh huy động vốn nhằm đầu tư phát triển các công trình trọng điểm của đất nước. Ngày 13/2/2009, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phát hành TPCP bằng ngoại tệ trên thị trường vốn trong nước để đầu tư cho các dự án trọng điểm và bù đắp bội chi NSNN, phản ánh chi tiết trong bảng 1.6. và 1.7.

Bảng 1.6 kết quả phát hành TPCP bằng ngoại tệ giai đoạn 2008-2010 (Đơn vị:USD)

Năm Khối lượng

2009

-Đấu thầu qua SGDCK 460.110.000 -Bảo lãnh phát hành 83.000.000

Bảng 1.7: Kết quả phát hành TPCP

bằng ngoại tệ qua SGDCK (Đơn vị: triệu USD)

Số TT Ngày phát hành

Khối lượng gọi thầu Khối lượng trúng thầu Lãi suất Số thành viên tham gia

1 20/3/2009 100 100 3 302 24/3/2009 100 80,01 3,3 13 2 24/3/2009 100 80,01 3,3 13 3 27/3/2009 100 50,1 3,6 7 4 24/8/2009 100 100 2 ,98 6 5 26/6/2009 100 47 3,75 10 6 28/3/2009 50 10 3,9 2 7 24/10/2009 50 0 0 4 8 30/12/2009 200 73 4 2 Tổng 750 460,110 74

Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết ngành KBNN

Kết quả trên một phần cho thấy trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng thuận lợi ở những đợt phát hành đầu tiên khi mà 20/3/2009 với TPCP kỳ hạn 1 năm tỉ lệ trúng thầu đạt 100% với 30 thành viên tham gia. Trong phiên 2, trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, lượng gọi thầu 100 triệu USD, chỉ còn 13 thành viên tham gia, lượng huy động được chỉ đạt 80,01 triệu USD, lãi suất 3,2%/năm. Và trong phiên cuối cùng, kỳ hạn 3 năm, lượng gọi thầu 100 triệu USD, chỉ có 7 thành viên tham gia, chỉ huy động được 50,1 triệu USD, lãi suất 3,6%/năm.

Qua 3 phiên, lượng cầu đều vượt khá cao so với cung, khẳng định thêm thực lực vốn ngoại tệ của các ngân hàng hiện nay. Nhung có thể thấy với các kỳ hạn 2 và 3 năm, nhu cầu thực tế của nhà đầu tư không còn quá mặn mà.

Như vậy, qua 3 phiên đấu thầu TPCP bằng ngoại tệ đợt 2/2009 như đã nói ở trên, KBNN đã huy động được 157 triệu USD. Điều nhận thấy rất rõ, TPCP bằng ngoại tệ kỳ hạn càng dài thì khối lượng phát hành càng ít. Hầu hết các nhà đầu tư tham gia đấu thầu đều “chuộng” trái phiếu có kỳ hạn ngắn. Còn nếu tính thêm cả đợt phát hành TPCP bằng USD đợt 1/2009 (tháng 3/2009) thì cả 2 đợt phát hành TPCP bằng ngoại tệ kỳ hạn 2, 3 năm đều “ế”.

- Thứ nhất, lý do cố hữu vẫn chính là lãi suất trần đưa ra thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư. Cụ thể, phiên đấu thầu có 6 thành viên dự thầu, với tổng khối lượng dự thầu là 67 triệu USD, tương đương 67% khối lượng gọi thầu (100 triệu USD). Lãi suất đăng ký thấp nhất là 2,90%/năm, cao nhất là 4,50%/năm. Mức lãi suất trúng thầu 3,75%/năm của 47 triệu USD trúng thầu bằng mức lãi suất trần mà Bộ Tài chính quy định tại phiên này là 3,75%/năm.

- Thứ hai, trong bối cảnh hiện tại, phần lớn USD tại các ngân hàng (đối tượng chủ yếu tham gia đấu thầu) là tiền gửi ngắn hạn, và các ngân hàng cũng không dễ gì lao vào các kỳ hạn dài để có thể gặp khó khăn trong việc cân đối nguồn vốn. Vì vậy, phát hành trái phiếu tại các kỳ hạn ngắn, cụ thể là kỳ hạn 1 năm, đương nhiên sẽ thành công hơn so với các kỳ hạn dài hơn.Trước thực trạng trái phiếu ngắn hạn hấp dẫn, dài hạn thì ế ẩm để tạo lập sự cân bằng trong các kỳ hạn và sự hấp dẫn của TPCP bằng ngoại tệ, yếu tố tiên quyết vẫn là lãi suất huy động cần hấp dẫn hơn. Trong bối cảnh, ngân sách đang bội chi, nguồn USD trong ngân hàng bị ứ đọng nhiều, việc đưa ra mức lãi suất hợp lý tạo sự thành công trong các đợt phát hành trái phiếu, ít nhiều sẽ tháo gỡ được những khó khăn này.

Phát hành TPCP có mệnh giá bằng ngoại tệ là một bước đi khá mới mẻ trong công tác phát hành TPCP, tăng thêm một phương thức nữa để thu hút vốn ngoại tệ bù đắp dự trữ ngoại hối, hỗ trợ ổn định tỉ giá. Mặt khác hướng đi này cũng tạo được thêm một công cụ tài chính mới cho các tổ chức cá nhân nắm giữ ngoại tệ tham gia mà không phải quy đổi như trước đây tạo thêm tính hấp dẫn cho thị trường trái phiếu đặc biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận trên, việc phát hành TPCP bằng ngoại tệ vẫn còn một số hạn chế nhất định, cụ thể là:

- Một là, khối lượng huy động trái phiếu có mệnh giá bằng ngoại tệ đạt kết quả còn chưa cao là do lãi suất trái phiếu bằng ngoại tệ thấp hơn nhiều so với lãi suất trái phiếu bằng VND trong cùng thời điểm phát hành (8,5%/ năm).

- Hai là, vấn đề biến động tỷ giá trong thời kỳ này cũng được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm bởi dễ dẫn đến rủi ro khi đầu tư TPCP phát hành bằng ngoại tệ. Điều đó mâu thuẫn với đặc điểm quan trọng của TPCP phát hành bằng đồng VND là có độ an toàn cao. Bên cạnh đó, việc phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ có thể làm gia tăng mức đô la hóa (hiện tại là 30%) và theo đó độ chủ động về chính sách tiền tệ sẽ giảm đi.

- Ba là kế hoạch phát hành nói trên cũng cần tính đến khả năng trả nợ của chính phủ trong tương lai, đặc biệt là khi đặt trong những rủi ro của tỷ giá.

- Để hấp dẫn và thành công, lợi suất trái phiếu là yếu tố cần được tính toán thật thận trọng. Nếu lợi suất cao, cộng với khả năng lạm phát gia tăng trở lại,có thể dẫn đến xu hướng chuyển dịch mạnh sang nắm giữ USD thay vì VND trong dân cư.

Qua việc phát hành TPCP có mệnh giá bằng ngoại tệ đã cho thấy, để tạo điều kiện thuận lợi cho các đợt phát hành tiếp theo, Bộ Tài chính (KBNN ) cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề lãi suất huy động giữa đồng VND và USD, tỷ giá, thanh toán lãi, chuyển nhượng. Chỉ khi nào kết hợp tốt được các yếu tố này mới tạo được sức hút đối với các nhà đầu tư tham gia mua trái phiếu, qua đó có nguồn ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ tại kho bạc nhà nước việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w