Đối với thị trường thứ cấp

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ tại kho bạc nhà nước việt nam (Trang 45 - 48)

- Bán lẻ qua hệ thống KBNN: Các đợt phát hành trái phiếu thường kéo dài trong

b) Đối với thị trường thứ cấp

Hoạt động của thị trường thứ cấp TPCP được mở rộng và phát triển nhằm tạo ra một môi trường giao dịch thuận tiện, nâng cao tính thanh khoản của phiếu và cung cấp cơ sở cho việc định giá trái phiếu. Cụ thể là :

- Cần phát triển cơ sơ cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức và hệ thống các tổ chức tài chính tung gian,có chính sách bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài, nhà đầu tư có tổ chức cũng như đầu tư tư nhân.

- Xây dựng có chế giao dịch, thanh toán, lưu ký trái phiếu thích hợp nhằm thức đẩy hoạt động giao dịch traí phiếu trên thị trường thứ cấp. Cung cấp các hàng hóa dịch vụ nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thực hiện các quyền lợi hợp pháp khi đầu tư vào trái phiếu.

- Bên cạnh việc duy trì cơ chế giao dịch tập trung, cần xây dựng thih trường giao dịch phi tập trung; Trên cơ sở đó từng bước hoàn thiện thị trường giao dịch TPCP, góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Tạo tính thanh khoản cao cho thị trường TPCP, trên cơ sở đó hình thành đường cong lãi suất cho các công cụ nợ.

3.2 Những quan điểm huy động vốn cho NSNN thông qua TPCP

Mục tiêu cơ bản của công tác huy động vốn là thu hút tối đa mọi nguồn vốn trong nước và nước ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn cao nhất, phù hợp với khả năng trả nợ của quốc gia, đồng thời không gây ra những nhân tố có tác động xấu tới các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.Để đạt được

những mục tiêu nói trên, việc huy động và sử dụng vốn đòi hỏi phải quán triệt một số quan điểm và nhận thức sau:

3.2.1 Coi TPCP là cụng cụ huy động vốn quan trọng hiện nay

Huy động vốn qua phát hành TPCP có nhiều ưu điểm:

+ Đặc tính của thị trường là có khả năng biến nguồn vốn ngắn hạn thành vốn dài hạn, biến nguồn vốn nhỏ thành nguốn vốn lớn, nên Chính phủ có thể huy động vốn với khối lượng lớn với nhiều kỳ hạn nợ khác nhau, tuỳ theo nhu cầu sử dụng.

+ Nhu cầu huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng, đầu tư các dự án kinh tế trọng điểm là khá lớn.các dự án hoặc chương trình mục tiêu có thể đáp ứng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như: Từ NSNN, từ nguồn vốn phát triển chính thức (ODA), từ nguồn vốn tín dụng và từ nguồn vốn huy động từ thị trường tài chính thông qua phát hành các loại chứng khoán. Trong điều kiện hiện nay, NSNN còn hạn hẹp, các nguồn vốn ODA có xu hướng giảm dần, do đó việc phát hành đa dạng hoá các loại TPCP sẽ tạo điều kiện tăng cường khả năng huy động vốn.

+ Lãi suất của TPCP thường thấp hơn việc chính phủ đi vay trực tiếp vốn từ các NHTM đồng thời Chính phủ có thể dễ dàng huy động vốn lớn từ việc phát hành với nhiều kỳ hạn khác nhau. Do đó sẽ giảm được gánh nặng phải trả nợ và dễ dàng sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hơn.

Vì vậy, các loại TPCP cần được coi là công cụ huy động vốn trọng điểm và hiệu quả trong điều kiện hiện nay

3.2.2. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước nước

Chính sách, nguồn huy động vốn cho NSN phải quán triệt phương châm “Nguồn vốn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng” đồng thời phải đảm bảo an ninh cho nền tài chính quốc gia; tạo điều kiện kiểm soát chặt chẽ sự di chuyển các luồng vốn từ bên ngoài ở tầm vĩ mô ,nhất là đối với nợ nước ngoài và đặc biệt là khoản vay ngặn hạn và vay thương mại nhằm tránh cho đất nước rơi vào khủng hoảng nợ,từng bước cải thiệ tiêu chí nợ quốc gia,giảm gánh nặng nợ cho quốc gia.

3.2.3 Gắn chặt công tác huy động vốn với việc dử dụng vốn trên cơ sở lựa chọn các dự án đầu tư có hiệu quả. dự án đầu tư có hiệu quả.

Yêu cầu cơ bản trong hoạt động đầu tư là phải đảm bảo tính hiệu quả trên cơ sở áp dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn vốn đầu tư gắn với các chỉ tiêu chất lượng của công trình, đảm bảo khả năng thu hồi vốn và thanh toán các khoản nợ.

3.2.4 Thực hiện chính sách tiết kiệm,chống lãng phí.

Tiết kiệm vừa là công cụ,vừa là giải pháp vừa là chính sách quan trọng của các quốc gia cũng như ở Việt Nam nhằm tích lũy vốn, tạo điều kiện để huy động và sử dụng tối đa mọi nguồn lực trong nươc dành cho đầu tư phát triển có hiệu quả nhất. Tiết kiệm phải được thực hiện đồng thời trong các lĩnh vực chi tiêu của NSNN, các doanh nghiệp và dân cư.

3.2.5 Huy động vốn phải gắn liền với hoạt động của thị trường tài chính

Việc xây và phát triển thị trường tài chính mà trọng tâm là thị trường vốn trung và dài hạn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.ồn vốn trong và ngoài nước. Hoạt động của thị trường vốn trong những năm tói phải bảo đảm thực hiện được yêu cầu thức đẩy tăng trưởng kinh tế ,phát huy đầy đủ hiệu lực của các công cụ thị trường, khơi thông các nguồn vốn trong nước và nước ngoài, thực sự là chiếc cầu nối giữa các đơn vị, tổ chức kinh tế và các nhà đầu tư .

3.3 Những giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn thông qua TPCP ở KBNN KBNN

3.3.1 Cải tiến cơ chế phát hành TPCP để tăng cường khả năng huy động vốna) Đối với đấu thầu a) Đối với đấu thầu

Một là, thống nhất đầu mối đấu thầu TPCP thực hiện qua NHNN, theo đó NHNN là địa lý cho Bộ tài chính trong việc đấu thầu cả tín phiếu và trái phiếu kho bạc. Trong thời gian qua thị trường đấu thầu TPCP bị chia cắt: tín phiếu kho bạc đấu thầu qua NHNN còn trái phiếu kho bạc đấu thầu qua sở giao dịch chứng khoán. Nếu thống nhất thị trường đấu thầu trái phiếu sẽ tạo điều kiện cho Bộ tài chính và NHNN thỏa thuận chính sách lãi suất hợp lý. Mặt khác các tổ chức tín dụng đều có tài khoản tại NHNN nên việc thanh toán tiền,chuyển giao trái phiếu và nghiệp vụ cầm cố, chiết khấu TPCP được thuận lợi hơn. Sở giao dịch chứng khoán tập trung vào việc cung cấp dịch vụ cho các giao dịch TPCP trên thị trường thức cấp.

Hai là, duy trì đấu thầu đều đặn các loại trái phiếu kho bạc để bù đắp thiếu hụt tạm thới cho NSNN trong năm tài chính và cung cấp hàng háo cho thị trường tiền tệ,đưa ra

chương trình đấu thầu trái phiếu trung và dài hạn theo kế hoạch huy động vốn để xây dựng đường cong lợi tức TPCP.

Ba là, xem xét cơ chế lãi suất cho phù hợp theo hướng từng bước tự do hóa. Đối với đấu thấu tín phiếu kho bạc không khống chế lãi suất trần. Dần từng bước chuyển từ cơ chế đấu thầu theo kiểu Hà Lan sang đấu thầu kiểu Mỹ để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Bốn là, mở rộng đối tượng tham gia đấu thấu trái phiếu kho bạc bao gồm các nhà đầu tư có tổ chức và các nhà đầu tư tư nhân. Ngoài hình thức đấu thầu cạnh trnah lãi suất cho phép các nhà đàu tư không cạnh trnah để mở rộng phạm vi các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ tại kho bạc nhà nước việt nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w