- Bán lẻ qua hệ thống KBNN: Các đợt phát hành trái phiếu thường kéo dài trong
c) Đối với hình thức bán lẻ tín phiếu kho bạc
3.3.4 Hoàn thiện thị trường tài chính, mở rộng phạm vi hoạt động của thị trường thứ cấp nhằm tạo tính thanh khoản cho thị trường TPCP
thứ cấp nhằm tạo tính thanh khoản cho thị trường TPCP
Theo kinh nghiệm tổ chức thị trường trái phiếu của các nước, TPCP được tổ chức niêm yết và giao dịch tại SGD nhưng phần lớn các giao dịch TPCP được thực hiện qua thị trường OTC. Tình hình thực tế của thị trường TPCP ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy khối lượng giao dịch khớp lệnh qua sở giao dịch chứng khoán rất nhỏ. Nếu khả năng giao dịch TPCP trên thị trường thứ cấp hạn chế như vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của thị trường sơ cấp. Để có thể phát triển thị trường thức cấp, các giải pháp chủ yếu là:
- Xây dựng khuôn khổ pháp lý và cơ chế hoạt động cho thị trường OTC, trên cơ sở đó cho phép các TPCP vừa được niêm yết giao dịch trên thị trường tập trung, vừa được giao dịch trên thị trường OTC. Theo đó các giao dịch được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận cả về khối lượng và giá cả giữa - các tổ chức kinh doanh trái phiếu.
- Phát triển các tổ chức kinh doanh trái phiếu chuyên nghiệp là các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán. Các tổ chức kinh doanh trái phiếu là thành viên của thị trường OTC và đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường đối với các giao dịch TPCP. Các tổ chức này được phép mua bán trái phiếu với nhau hoặc làm trung gian mua bán trái phiếu cho khách hàng của họ.
- Mở rộng cơ sở các nhà đầu tư trái phiếu, đặc biết quan tâm phát triển các nhà đầu tư có tổ chức như các quỹ đầu tư,quỹ bảo hiểm, các công ty bảo hiểm. Tạo ra môi trường thuận lợi cho các quỹ đầu tư được thành lập và tham gia thị trường, có cơ chế để các công ty bảo hiểm, quỹ bảo hiểm được sử dụng vốn linh hoạt trong việc đầu tư chứng khoán. - Cải tiến cơ chế thanh toán bù trừ và lưu ký TPCP. Các đối tượng tham gia thị trường TPCP rộng, bao gốm các ngân hàng, tổ chức phi tài chính, các ngân hàng, doanh nghiệp và các nhà đầu tư cá thể. Việc áp dụng cơ chế thanh toán bù trừ tiên tiên sẽ tạo điều kiện tăng tính thanh khoản trái phiếu. Ở nhiều nước, trái phiếu được thanh toán bù
trừ qua công ty thanh toan bù trừ và tiền được thanh toán qqua ngân hàng. Đối với Việt Nam , về lâu dài cũng cần thành lâp công ty lưu ký và thanh toán bù trừ độc lập, trên cơ sở các nghiệp vụ lưu ký và thanh toán bù trừ khỏi sở giao dịch chứng khoán. Đối với thanh toán tiền cần áp dụng cơ chế mở tài khoản và thanh toán tiền qua hệ thống ngân hàng và NHNN sẽ đóng vai trò ngân hàng thanh toán bù trừ đối với các giao dịch TPCP, từ đó tạo điều kiện cho NHNN thực hiện chức năng kiểm soát được cá luồng tiiền tệ di chuyển.