Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, đào tạo cán bộ trong lĩnh vực chứng khoán nói chung và TPCP nói riêng chưa được quan tâm đúng mức

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ tại kho bạc nhà nước việt nam (Trang 42 - 44)

- Bán lẻ qua hệ thống KBNN: Các đợt phát hành trái phiếu thường kéo dài trong

f)Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, đào tạo cán bộ trong lĩnh vực chứng khoán nói chung và TPCP nói riêng chưa được quan tâm đúng mức

chứng khoán nói chung và TPCP nói riêng chưa được quan tâm đúng mức

Trong thời gian gần đây, Bộ Tài chính đã có nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giới thiệu, phổ biến kiến thưc, quảng cáo, tuyên truyền và tư vấn về hoạt động của thị trường chúng khoán nói chung cũng như thị trường TPCP nói riêng, nhưng việc triển khai chưa được thường xuyên và hiệu quả chưa cao. Qua điều tra xã hội học của Ủy ban CKNN về hiểu biết của công chúng trong lĩnh vực chứng khoán có thể thế 46.4% người được điều tra không biết bất cứ kiến thức gì về chứng khoán. Chỉ có một số rất ít bộ phận nhà đầu tư được đào tạo kiến thức cơ bản về lĩnh vực này. Nhiều nhà đầu tư còn “ảo tưởng” về cơ hội làm giàu nhanh chóng nên kênh đầu tư trái phiếu ít rủi ro nhưng kém hấp dẫn về lãi suất bị bỏ qua.

Về cán bộ ngành kho bạc hiện nay còn nhiều người trình độ chuyên môn còn thiếu, kiến thức còn chưa được cập nhật. Tuổi cán bộ đang dần dần được trẻ hóa nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Đứng trước nhu cầu phát triển, hiện đại hóa nâng cao hiệu quả công tác huy động và phát hành Trái phiếu trong thời kỳ mới, Bộ Tài chính (KBNN ) cần phải

mở các lớp nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhằm đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực để thực hiện tốt nhu cầu, nhiệm vụ đã được giao.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA PHÁT HÀNH TPCP TẠI KBNN TRONG THỜI GIAN TỚI TPCP TẠI KBNN TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1 Những định hướng chung về việc phát hành TPCP trong thời gian tới 3.1.1 Tiềm năng huy động vốn bằng TPCP trong thời gian tới 3.1.1 Tiềm năng huy động vốn bằng TPCP trong thời gian tới

Tỷ lệ đầu tư của Việt Nam so với GDP tăng từ mức 2,9% vào năm 1990 lên 41% vào năm 2006 và 45,6% vào năm 2007. Trong khi đó, tỷ lệ tiết kiệm trong nước so với GDP tăng từ mức 2,9% năm 1990 lên 35,8% năm 2007, tương đương mức tiết kiệm trong nước của Thái Lan, cao hơn Philippines và Indonesia, nhưng thấp hơn so với mức 40% của Malaysia hay Trung Quốc. Phần thiếu hụt giữa tỷ lệ tiết kiệm trong nước và tỷ lệ đầu tư sẽ được tài trợ bởi các nguồn vốn từ bên ngoài (ODA, FDI, vay thương mại…) với giả định rằng, toàn bộ nguồn tiết kiệm trong nước đã được huy động đầy đủ.

Để có thể huy động tối đa nguồn lực tiết kiệm của toàn xã hội, phục vụ mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững của nền kinh tế, Chính phủ cần xây dựng chiến lược và kế hoạch huy động nguồn lực nội địa này.

Xét theo tỷ trọng, tỷ lệ tiết kiệm trên GDP của Chính phủ chỉ khoảng 2-3% GDP, do ngân sách nhà nước liên tục thâm hụt xấp xỉ 5% GDP. Trong khi đó, tỷ lệ đầu tư của Chính phủ so với GDP tăng nhanh, hiện đạt 12% GDP, chứng tỏ Chính phủ dựa chủ yếu vào nguồn vay nợ để tài trợ hoạt động đầu tư (vốn ODA chiếm

khoảng 33,4% tổng đầu tư khu vực nhà nước). Mặc dù được Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá nợ nước ngoài của Việt Nam nằm trong giới hạn an toàn, nhưng về xu hướng, nguồn vốn này đang tăng nhanh. Bên cạnh đó, từ năm 2010 trở đi, các nguồn vốn ODA có điều kiện ưu đãi sẽ giảm đi, thay vào đó là các điều kiện vay gần với các khoản vay thương mại. Do đó, Chính phủ Việt Nam sẽ phải hướng tới các nguồn tài trợ mới với quy mô lớn, trong đó phải kể đến kênh vay nợ thông qua phát hành trái phiếu.

Trong khi đó, dự báo tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam trong vòng 10 năm tới tương đối cao. Nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế để đáp ứng tốc độ tăng trưởng này cần được duy trì ít nhất tương đương với giai đoạn trước, vào khoảng 40% GDP .

Tổng giá trị trái phiếu đang lưu hành tại thời điểm cuối tháng 12/2010 là 15,3 tỷ USD tương đương 321 ngàn tỷ đồng. Cụ thể, trái phiếu chính phủ chiếm tỷ trọng khoảng 90% trong tổng giá trị thị trường trái phiếu, trong đó hơn 76% các trái phiếu đang lưu hành có kỳ hạn dưới 5 năm. Hiện có khoảng trên 450 mã trái phiếu chính phủ đang lưu hành. Quy mô của thị trường trái phiếu Việt Nam hiện ở mức 15,1% GDP, trong khi tỷ lệ này ở các nước mới nổi Đông Á trung bình là 51,43%, như Singapore 66,8%, Thái Lan

52,4%, Philippines 34,2%... Trong đó, TPCP chiếm tỷ trọng chủ yếu, trái phiếu doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Như vậy, xét về nhu cầu và xu hướng, thị trường trái phiếu Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để phát triển.

3.1.2 Những định hướng của KBNN nhằm phát triển và hoàn thiện thị trường TPCP TPCP

Trên cơ sở cung cầu TPCP, định hướng phát triển thị trường TPCP đến giai đoạn 2011-2015 cần đạt được những mục tiêu sau

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ tại kho bạc nhà nước việt nam (Trang 42 - 44)