Nhóm nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Tân Thuận (Trang 49 - 53)

THỜI GIAN QUA

3.3.1 Nhóm nhân tố khách quan

Sự cạnh tranh gay gắt trong huy động vốn của các ngân hàng và các tổ chức tài chính trên địa bàn quận 7 : Cùng với sự mở rộng và phát triển kinh tế của Quận 7 và các khu đô thị mới, các ngân hàng trên địa bàn thành phố đã tích cực mở thêm chi nhánh tại quận 7. Sự tăng lên về số lượng các chi nhánh ngân hàng ở địa bàn vừa tạo ra khó khăn thách thức vừa là động lực thúc đẩy cho sự phát triển của chi nhánh ngân hàng, đặc biệt là hoạt động huy động vốn.

Trong năm 2009 vừa qua, số lượng chi nhánh của các ngân hàng trong địa bàn quận đã tăng lên thêm 14 chi nhánh (trong đó có 5 chi nhánh của các NHTM quốc doanh và 9 chi nhánh của các NHTM cổ phần) và hơn 10 phòng giao dịch trực thuộc các chi nhánh trên. Chỉ tính riêng trên trục đường chính Huỳnh Tấn Phát nối dài từ quận 7 đến quận Nhà Bè, số lượng chi nhánh ngân hàng và phòng giao dịch đã lên tới con số 15 chi nhánh. Với con số chi nhánh lớn và nằm cạnh nhau như vậy có thể thấy sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn là rất gay gắt, thị phần hoạt động ngân hàng bị chia sẻ nhiều hơn. Các chi nhánh mới mở, nhất là chi nhánh của các ngân hàng thương mại cổ phần với chính sách lãi suất và sản phẩm hấp dẫn đã thu hút được một lượng lớn người dân gửi tiền, giành mất một phần không nhỏ khách hàng truyền thống của những ngân hàng hoạt động khá lâu trên địa bàn (trong đó có chi nhánh Tân Thuận). Để có thể cạnh tranh, giành lại phần thị

phần đó, chi nhánh ACB Tân Thuận phải có những biện pháp,cách thức huy động vốn mới, hấp dẫn hơn dựa trên những sản phẩm huy động đã có. Như vậy sự cạnh tranh gay gắt cũng là động lực thúc đẩy sự cải tiến trong huy động vốn của chi nhánh.

- Sự phát triển kinh tế của quận 7 (địa điểm hoạt động của ngân hàng). Quận 7 là một khu đô thị mới, là cửa ngõ phía Nam của thành phố, có vị trí địa lý giao thông thuận lợi cả về đường thuỷ và đường bộ; là một trong những trung tâm công nghiệp quan trọng của thành phố. Từ 1997 đến nay, Quận 7 đã có những bước chuyển mình và phát triển với tốc độ nhanh. Bên cạnh đó, chính quyền Quận 7 có những chính sách hổ trợ, giúp đỡ và khuyến khích, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Hiện nay, trên địa bàn Quận 7 có gần 1000 doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực đa dạng, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp phát triển đồng bộ tương đốị.

Đặc biệt, nơi đây đang là tâm điểm thu hút vốn đầu tư với những khu công nghiệp tập trung, những dự án quy hoạch dân cư lớn, hứa hẹn một sự tăng trưởng mạnh trong tương lai. Ngoài ra, các khu công nghiệp đã và đang hoạt động thu hút một lượng lớn lao động, góp phần giảm bớt nạn thất nghiệp trên địa bàn. Thương mại và dịch vụ nhỏ cũng phát triển với nhiều khu chợ và các doanh nghiệp thương mại dịch vụ hoạt động khá tốt, làm cho tình hình kinh tế nơi đây có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực. Cùng với sự phát triển kinh tế của quận, đời sống của người dân đã khá hơn trước, tích luỹ đã tăng; đồng thời hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế trên địa bàn sôi động như vậy sẽ gớp phần mở rộng thị trường tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kì hạn cho các ngân hàng trên địa bàn. Đây là dấu hiệu tích cực, tạo cơ hội cho hoạt động huy động vốn của các ngân hàng nói

chung và chi nhánh ACB Tân Thuận nói riêng. Để có thể huy động vốn hiệu quả thì cần đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng hơn của riêng bản thân chi nhánh.

- Sự biến động của lãi suất, giá cả thị trường: Trong những năm vừa qua tình hình lãi suất, giá cả trong nước và quốc tế có nhiều biến động, đặc biệt là hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính trong năm 2008, đã tác động không nhỏ tới hoạt động của các tổ chức tín dụng trong nước. Trong năm 2008, với hàng loạt các đợt điều chỉnh lãi suất cơ bản của NHNN đã đưa lãi suất huy động vốn cũng biến động không ngừng, có lúc dao động từ 18%/năm rồi xuống đến 8%/năm. Đến năm 2009, để phù hợp với những diễn biến mới của thị trường tài chính, tiền tệ thế giới và tình hình kinh tế trong nước, Ngân hàng Nhà nước đã có những điều chỉnh thích hợp trong điều hành chính sách tiền tệ, theo hướng hài hòa giữa việc kiềm chế lạm phát nhưng vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Theo đó, từ tháng 12/2009, lãi suất cơ bản được nâng từ 7% đã lên mức 8%/năm theo quyết định số 3180/QĐ-NHNN. Cũng trong năm này, ngay sau khi NHNN tiến hành các thoả thuận về trần lãi suất huy động Việt Nam đồng không vượt quá 10,5%/năm thì ngay lập tức thị trường tiền tệ đã có bước chuyển biến theo hướng ổn định, hạn chế tình trạng chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng. Theo đó, các ngân hàng Việt Nam hiện nay không thể ráo tiết chạy đua lãi suất như trước, mà thay vào đó là các biểu lãi suất huy động gần sát trần 10,5% cho cả kỳ hạn ngắn và dài hạn thường thấy tại các NH, đặc biệt là các NHTM cổ phần. Cũng trong năm 2009, việc sửa đổi, cơ chế cho vay bằng ngoại tệ theo hướng hỗ trợ đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ là các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu, góp phần khuyến khích xuất khẩu, tăng cung ngoại tệ cho thị trường. Mức lãi suất huy động USD phổ biến ở mức 2,3 %/năm, cao nhất ở thời điểm này là 4,5%/năm.

Hạn chế việc chạy đua lãi suất tiền gửi sẽ giúp các ngân hàng tập trung hơn vào việc thu hút khách hàng bằng chất lượng tiền gửi, chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày một tốt hơn. Mức lãi suất hiện nay của chi nhánh ACB Tân Thuận cũng khá sát với trần lãi suất 10,5% và lãi suất của các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Yêú tố giá cả tăng mạnh trong 2 năm gần đây cũng gây ra tâm lý e ngại gửi tiền Việt Nam dài hạn vào hệ thống ngân hàng, dẫn tới việc người dân chuyển sang đầu tư vào các hình thức đầu tư khác hoặc tích trữ dưới dạng USD và vàng. Điều này gây khó khăn cho các ngân hàng khi huy động các nguồn vốn dài hạn trong nước để đáp ứng nhu cầu cho vay trung, dài hạn của mình.

- Sự chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Á Châu. Trong những năm gần đây, có thể nói rằng Chính phủ và NHNN luôn tạo điều kiện và hỗ trợ cho các ngân hàng trong nước, bằng việc ban hành nhiều quy định khuyến khích đồng thời bảo vệ hoạt động huy động vốn của các ngân hàng. Đặc biệt là những Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và trên cơ sở theo xu hướng của chỉ số giá tiêu dùng như Các quy chế về Tiền gửi tiết kiệm (Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN), Bảo hiểm tiền gửi (Nghị định 89/1999/NĐ-CP), tài khoản tiền gửi (1284/2002/QĐ-NHNN) đã giúp các ngân hàng tiến hành các hoạt động huy động đúng hướng, đúng cách thức.

Kể từ 12/2009, NHNN điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên mức 8%/năm. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành mới Thông tư quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài để thực hiện đầu tư mới để sản xuất - kinh doanh, kết cấu hạ tầng và các nhu cầu vốn thực hiện hợp đồng xuất khẩu nhằm giảm chi phí đầu tư, tăng năng lực sản xuất – kinh

doanh, khả năng cạnh tranh sản phẩm, tạo việc làm.

Chi nhánh ACB Tân Thuận thực hiện các kế hoạch huy động vốn do Ngân hàng Á Châu chỉ đạo nên các chính sách lãi suất và chỉ tiêu huy động vốn được xác định theo kế hoạch ở trên giao xuống. Điều này vừa tạo thuận lợi và khó khăn cho hoạt động huy động vốn của chi nhánh. Điểm thuận lợi là chi nhánh có thể xác định được mục tiêu và số lượng vốn huy động dựa trên chỉ tiệu, kế hoạch được giao. Đây cũng là động lực để chi nhánh hoàn thành và vượt mức kế hoạch. Còn khó khăn là chi nhánh có thể bị động trong công tác huy động vốn theo những chỉ tiêu từ hội sở, khó cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Tân Thuận (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)