THỜI GIAN QUA
3.2.2 Chênh lệch thu chi lãi/ chi phí trả lã
Chỉ tiêu này cho thấy một đồng chi phí ngân hàng bỏ ra để huy động vốn sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ đồng vốn đó. Chỉ tiêu này càng cao thì cho thấy ngân hàng đã sử dụng hiệu quả đồng vốn huy động của mình trong việc tối thiểu hóa chi phí huy động cho đồng vốn đó. Chỉ tiêu này cao do chênh lệch thu chi lãi trước thu, chi khác cao và chi phí trả lãi nhỏ. Tuy nhiên Chỉ tiêu chênh lệch thu, chi lãi/ chi phí trả lãi cao cũng có thể do chí phí tăng và thu nhập trước thu nhập khác và chi khác giảm, tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí chậm hơn tốc độ giảm của thu nhập đó.
Tại Chi nhánh ACB Tân Thuận, cho vay là đóng vai trò chủ yếu trong hoạt động của ngân hàng. Đối tượng cho vay của ngân hàng là các thành phần kinh tế - xã hội có nhu cầu về vốn, nhưng chủ yếu là doanh nghiệp, các cá nhân có nhu cầu bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh nhỏ.
Bảng 3.9: Chênh lệch thu, chi lãi / chi phí trả lãi Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Chỉ Tiêu 2007 2008 2009 Thu lãi 47,779 59,594 90,013 Chi lãi 29,541 43,699 68,964
Chênh lệch thu, chi lãi 18,238 15,895 21,049 Chênh lệch thu, chi lãi
/ chi phí trả lãi 0,6174 0,3637 0,3052
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh Tân Thuận) Nếu như năm 2007, tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh là 302,204 tỷ thì đến năm 2008 con số này còn 283,836 tỷ đồng, giảm 6,07% so với năm 2007. Đến năm 2009, tổng dư nợ hoạt động tín dụng của Chi nhánh đã tăng trưởng đáng kể đạt 498,211 tỷ tương đương tăng khoảng 75,5% so với 2008. Các chỉ tiêu trên đã cho thấy, trong năm 2008 tuy hoạt động tín dụng của Chi nhánh gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động thu lãi, nhưng do Chi nhánh Tân Thuận vẫn huy động được một lượng vốn nhất định nên sau khi sử dụng cho hoạt động tín dụng và đầu tư, Chi nhánh vẫn thu được một khoản tiền lãi do điều chuyển vốn nội bộ về cho hội sở, và vẫn tính lãi theo lãi suất như trên thị trường. Điều này đã phần nào bù đắp được sự sụt giảm của hoạt động thu lãi từ tín dụng, làm cho lợi nhuận thu được từ một đồng chi phí lãi bỏ ra chỉ giảm đi một khoản không quá lớn mặc dù trong
năm 2008, chi phí lãi của Chi nhánh bỏ ra là rất cao, khoảng 43,699 tỷ đồng, tương đương tăng 57,9% so với chi lãi năm 2007. Đến năm 2009, do sự phục hồi của nền kinh tế, và tăng trưởng chung của hoạt động tín dụng, đã giúp cho số Chênh lệch thu, chi lãi của chi nhánh Tân Thuận từ 15,895 tỷ (2008), lên đến 21,049 tỷ (2009), tương đương tăng 32,4% so với năm 2008.
Năm 2007, hoạt động tín dụng đã đem lại 18,238 tỷ đồng trong khi Chi nhánh chỉ cần bỏ ra 29,541 tỷ đồng cho chi lãi. Như vậy, một đồng chi phí Chi nhánh bỏ ra sẽ thu được 0,617 đồng. Tuy nhiên, 2 năm sau, 2008 và 2009, một đồng chi phí mà Chi nhánh chi cho huy động vốn thì chỉ thu được lần lượt 0,363 và 0,305 đồng. Nguyên nhân chung cho sự sụt giảm này có thể hiểu ø bên cạnh nhân tố khách quan do kinh tế nước ta vừa hồi phục sau năm 2008, do đó đảm bảo mục tiêu vừa kiềm chế lạm phát, vừa phát triển kinh tế là hết sức khó khăn. Hoạt động của ngân hàng, nhất là hoạt động tín dụng và huy động vốn vì thế cũng bị ảnh hưởng khi NHNN thay đổi liên tục lãi suất cơ bản trong năm 2008, áp dụng trần lãi suất huy động, lãi suất cho vay tối đa trong năm 2009 . Đối với Chi nhánh, số chi lãi cả 2 năm 2008, 2009 đều tăng lên rất nhiều cùng với quy mô vốn huy động dẫn đến ảnh hưởng đến chỉ tiêu chênh lệch thu, chi lãi. Như vậy, trong tương lai, Chi nhánh ACB Tân Thuận sẽ cần phải nỗ lực rất nhiều để có những biện pháp nhằm huy động vốn hiệu quả hơn nữa.