THỜI GIAN QUA
3.1.3 Cơ cấu nguồn vốn theo kì hạn
Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn
(Đơn vị : Tỷ đồng) So sánh So sánh 2008/2007 2009/2008 Năm Kỳ hạn 2007 2008 2009 +/- % +/- % Kì hạn < 12 tháng 202,350 256,461 479,194 54,111 26,7 222,733 86,8 Kì hạn > 12tháng 202,872 224,072 331,486 21,200 10,5 107,414 47,9
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh Tân Thuận 3 năm qua)
Bảng số liệu trên phản ánh sự tăng trưởng của lượng vốn huy động theo từng kì hạn qua 3 năm của Chi nhánh Tân Thuận.
- Năm 2007 : nguồn vốn có kì hạn < 12 tháng là 202,35 tỷ đồng, chiếm 49,9% tổng nguồn huy động, nguồn vốn kì hạn > 12 tháng chiếm 50,1% tổng nguồn huy động
- Năm 2008: Nguồn vốn có kì hạn < 12 tháng là: 256,461 tỷ đồng, tăng 26,7% so với năm 2007, chiếm 53,37% tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn có kì hạn >12 tháng cũng tăng thêm 10,5%. Đây là sự tăng trưởng vượt bậc của nguồn vốn trong năm 2008, đặc biệt là nguồn kì hạn < 12 tháng. Cho thấy trong năm, nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà Chi nhánh tập trung huy động .
- Năm 2009: Mức tăng của nguồn vốn kì hạn < 12 tháng là 86,8%, tăng gấp 3,25 lần so với mức tăng trưởng của năm 2008, Có thể thấy lượng tiền gửi không kì hạn và ngắn hạn của chi nhánh đã tăng lên đáng kể, cho thấy lượng khách hàng gửi tiền thanh toán của chi nhánh nhiều hơn trước. Nguồn vốn có kì hạn > 12 tháng năm 2009 là: 331,486 tỷ đồng, tăng trưởng 47,9% so với năm 2008. Tuy nhiên, cũng trong 2009 thì tỷ trọng của nguồn vốn này so với tổng nguồn chỉ còn chiếm 40,8% so với tỷ trọng là 50,06% như năm 2007. Điều này cho thấy tình hình hiện nay, các khách hàng ít còn chú trọng gửi tiền kỳ hạn dài nữa mà chủ yếu chỉ có nhu cầu gửi tiền thanh toán cho sản xuất kinh doanh, hay gửi tiền kỳ hạn ngắn để hưởng lãi. Đây là tâm lý dễ hiểu của khách hàng bởi người dân hiện nay ngày càng thận trọng và nhạy cảm hơn trước những rủi ro và biến động của nền kinh tế và thị trường tài chính từ sau cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Nhìn chung, trong cả 3 năm nguồn vốn kì hạn < 12 tháng luôn có mức tăng trưởng đều và ổn định hơn so với nguồn vốn kì hạn > hơn 12 tháng, đặc biệt là năm 2008 và 2009 đều chiếm tỷ trọng lớn (trên 50%) trong tổng nguồn huy động. Điều này cũng thể hiện khả năng huy động vốn ngắn hạn của chi nhánh và sự ưa thích, tin tưởng những sản phẩm huy động vốn ngắn hạn của dân cư và các tổ chức trên địa bàn đối với chi nhánh ACB Tân Thuận. Tuy nhiên, quá chú trọng tăng nguồn vốn ngắn hạn trong khi nguồn vốn dài hạn sụt giảm liên tục thì sẽ tạo ra sự bất cân đối trong cơ cấu nguồn huy động . Bởi một khi có được nguồn vốn dài hạn lớn và ổn định, chi nhánh sẽ có điều kiện giảm bớt được việc dùng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn, tức là giảm được rủi ro trong hoạt động. Do đó, cân đối cơ cấu nguồn vốn sao cho phù hợp giữa nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn là một vấn đề mà Chi nhánh cần chú ý trong thời gian tới.