THỜI GIAN QUA
3.1.4 Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền tệ
Bảng 3.4 : Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền tệ
(Đơn vị : tỷ đồng) So sánh So sánh 2008/2007 2009/2008 Năm Tiền tệ 2007 2008 2009 +/- % +/- % VNĐ 316,073 379,621 709,198 63,548 20,1 329,577 86,8 Ngoại tệ quy đổi 89,149 100,912 101,482 8,927 13,2 0,570 0,56
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh Tân Thuận trong3 năm qua)
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ
0 100 200 300 400 500 600 700 800
VNĐ Ngoại tệ quy đổi
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Qua số lượng vốn huy động và biểu đồ ở trên ta thấy cơ cấu nguồn vốn huy động tiền cũng có nhiều biến động trong 3 năm qua::
- Vốn huy động theo tiền VNĐ: Năm 2008 số lượng vốn huy động là 316,073 tỷ đồng, chiếm 77,9% tổng nguồn huy động, tăng 20,1% so với năm 2007. Đây cũng là một mức tăng khá, thể hiện sự nỗ lực trong công tác huy động vốn của chi nhánh. Điều này cũng phù hợp với mức tăng thêm 33,7% của nguồn vốn huy động từ dân cư năm 2008 so với năm 2007. Do trong năm 2008, với tác động của cuộc suy thoái kinh tế, và những đợt điều chỉnh lãi suất cơ bản liên tục của NHNN, dẫn đến lãi suất huy động tại các ngân hàng có lúc dao động lên đến 18%/năm , đa số người dân đều muốn gửi kỳ hạn ngắn để hưỡng lãi suất cao và tránh rủi ro biến động lãi suất liên tục như trong năm. Sang năm 2009, chi nhánh vẫn tiếp tục đưa tỷ lệ tăng trưởng của nguồn vốn bằng đồng Việt Nam lên đến 86,8% nhờ việc thực hiện nhiều chương trình tiết kiệm dự thưởng hấp dẫn, gửi tiền trúng vàng, gửi tiền tiết kiệm theo lãi suất thả nỗi đồng thời giữ vững mối quan hệ với các doanh nghiệp và khách hàng thân thiết trên địa bàn.
- Vốn huy động theo tiền ngoại tệ : Nhìn trên biểu đồ ta thấy được vốn huy động ngoại tệ của chi nhánh Tân Thuận chỉ chiếm tối đa khoảng 20% tổng nguồn huy động, nhỏ hơn nhiều so với vốn bằng tiền VNĐ trong cả 3 năm. Tuy nhiên đây là một tỷ lệ hợp lý vì chi nhánh chủ yếu tập trung huy động vốn bằng tiền VNĐ. Lượng vốn huy động ngoại tệ có xu hướng giảm dần theo thời gian: năm 2008 tăng 13,9%, nhưng ngay đến năm 2009 chỉ tăng khoảng 0,56% so với 2008. Sự giảm đi nhanh chóng này cho thấy khả năng huy động vốn ngoại tệ của chi nhánh đã kém hơn trước hơn trước, đòi hỏi chi nhánh phải có sự điều chỉnh trong chính sách huy động vốn bằng ngoại tệ để thu hút được lượng vốn bằng ngoại tệ nhiều hơn. Một
nguyên nhân khác làm lượng tiền gửi ngoại tệ của chi nhánh giảm là do từ cuối năm 2009 lãi suất đồng USD trên thế giới có nhiều biến động, lượng tiền USD trên thị trường trở nên đột ngột khan hiếm, trong khi đó thì lãi suất huy động USD tại các ngân hàng vẫn không đủ hấp dẫn để thu hút khách hàng, đặc biệt là tâm lý găm giữ và tích trữ USD của người dân chờ bán ra khi giá cao đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc sụt giảm này.