Sau khi đề cƣơng nghiên cứu đƣợc phê duyệt, nhóm nghiên cứu lập kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện với các bƣớc tiến hành nhƣ sau:
Bƣớc 1: Thiết kế bộ công cụ điều tra, thử nghiệm bộ công cụ trƣớc khi tiến hành nghiên cứu. Chuẩn bị các dụng cụ, hóa chất cần thiết cho cuộc điều tra nhƣ: cân, thƣớc, huyết áp, dụng cụ lấy mẫu xét nghiệm và hóa chất xét nghiệm hóa sinh máu.
Bƣớc 2: Chọn địa bàn nghiên cứu, phối hợp với cán bộ địa phƣơng (trung tâm y tế dự phòng huyện, trạm y tế xã, Ủy ban nhân dân xã) tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc tham gia nghiên cứu tại địa bàn nghiên cứu thông qua hệ thống loa truyền thanh của xã trƣớc khi chọn và gửi giấy mời cho đối tƣợng 1 tuần.
Bƣớc 3: Chọn và tập huấn cho các điều tra viên. Điều tra viên là các nghiên cứu viên có kinh nghiệm của trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Bình. Tất cả các thành viên tham gia nghiên cứu (nghiên cứu viên, cộng tác viên) đều đƣợc tập huấn về mục đích, ý nghĩa và các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu, các quy định đạo đức khi giao tiếp với đối tƣợng nghiên cứu.
Bƣớc 4: Phối hợp với cán bộ trạm y tế xã, nhân viên y tế thôn lập danh sách, chọn và gửi giấy mời cho các đối tƣợng. Trong giấy mời có phần yêu cầu đối tƣợng không ăn sáng và thông báo đƣợc cung cấp bữa sáng tại chỗ sau khi lấy máu xét nghiệm.
Bƣớc 5: Tổ chức điều tra ban đầu
Quá trình tổ chức điều tra đƣợc thực hiện tại trạm y tế của các xã tham gia nghiên cứu. Các đối tƣợng đến khám đƣợc thực hiện theo quy trình sau:
- Đối tƣợng đến bàn tiếp đón đƣợc giải thích cụ thể về quá trình tham gia nghiên cứu. Khi đối tƣợng không thuộc tiêu chuẩn loại trừ, đồng ý tham gia nghiên cứu và chƣa ăn sáng thì đƣợc phát phiếu và ghi mã số vào phiếu. - Tiếp đó, đối tƣợng đƣợc cân đo các chỉ tiêu nhân trắc: Đo cân nặng, chiều cao, vòng eo, vòng mông.
57
- Đối tƣợng đem theo phiếu đến phòng xét nghiệm, sau khi lấy máu, đối tƣợng đƣợc chuyển qua phòng bên cạnh, nhận tiêu chuẩn ăn sáng và đƣợc yêu cầu ăn sáng tại chỗ rồi tiếp tục thực hiện các bƣớc tiếp theo. - Phỏng vấn đối tƣợng về thói quen ăn uống, tần xuất tiêu thụ thực phẩm,
hoạt động thể lực, một số thông tin về các yếu tố liên quan về tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình.
- Khám lâm sàng: Đo huyết áp, khám phát hiện triệu chứng một số bệnh lý liên quan.
Bƣớc 6: Sau khi có kết quả của điều tra ban đầu, chọn những đối tƣợng có tăng acid uric huyết thanh tham gia nghiên cứu can thiệp.
Gửi kết quả xét nghiệm máu và khám bệnh cho tất cả các đối tƣợng. Tƣ vấn cho những đối tƣợng mắc bệnh đi khám và điều trị tại các cơ sở y tế phù hợp thông qua đội ngũ cán bộ trạm y tế xã và cộng tác viên y tế thôn
Bƣớc 7: Tiến hành can thiệp trong thời gian 6 tháng.
Lựa chọn các đối tƣợng tăng acid uric huyết thanh tham gia nghiên cứu. Các đối tƣợng này đƣợc phỏng vấn thêm về khẩu phần 24 giờ qua, làm thêm các xét nghiệm đánh giá chức năng thận qua chỉ số ure và creatinin huyết thanh.
Nhóm đối chứng: thực hiện biện pháp can thiệp truyền thông 3 tháng/lần Nhóm can thiệp: thực hiện biện pháp can thiệp truyền thông 3 tháng/lần và tiến hành tƣ vấn chế độ ăn 1 tháng/lần. Hàng tháng dựa trên khẩu phần thực tế để tiếp tục xây dựng thực đơn cho các đối tƣợng tham gia nghiên cứu.
Hàng tuần, các cộng tác viên theo dõi và kiểm soát việc thực hiện chế độ ăn của các đối tƣợng nhóm can thiệp. Hàng tháng nghiên cứu sinh và các cán bộ tham gia nghiên cứu giám sát việc tuân thủ chế độ ăn của nhóm can thiệp.
Bƣớc 8: Đánh giá sau can thiệp
Kết thúc quá trình can thiệp các đối tƣợng tham gia nghiên cứu ở cả nhóm chứng và nhóm can thiệp đƣợc thăm khám lâm sàng, xét nghiệm hóa sinh máu và phỏng vấn tần xuất tiêu thụ lƣơng thực, thực phẩm, khẩu phần 24 giờ qua để đánh giá mức độ giảm acid uric huyết thanh và sự thay đổi về chế độ ăn. Sau
58
khi kết thúc quá trình đánh giá, nhóm đối chứng đƣợc tƣ vấn về chế độ ăn và cung cấp các khẩu phần mẫu nhƣ đối với nhóm can thiệp.
Bƣớc 9: Tổng kết quá trình can thiệp.