Tăng acid uric huyết thanh do dùng thuốc

Một phần của tài liệu Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp chế độ ăn ở người 30 tuổi trở lên tại cộng đồng nông thôn thái bình (Trang 38 - 40)

Việc sử dụng một số loại thuốc trong điều trị các bệnh lý cấp và mạn tính cũng là một trong các nguyên nhân gây tăng acid uric huyết thanh. Một số loại thuốc dù với liều điều trị hay liều ngộ độc cũng đều làm thay đổi chức năng ống thận dẫn đến giảm bài tiết qua ống thận gây tăng acid uric huyết thanh, nhƣ: salicylate liều nhỏ, phenylbutazone liều thấp kéo dài, đa số các thuốc lợi tiểu (trừ nhóm spironolactone), thuốc chống lao: Ethambutol, Pyrazinamid, steroid liều cao và kéo dài, acid nicotinic, cyclosporine, một số thuốc cản quang…

Các thuốc lợi tiểu đƣợc chỉ định dùng trong điều trị phù do suy tim, xơ gan, suy thận cấp hay mạn tính, hội chứng thận hƣ…Thuốc lợi tiểu có thể đƣợc dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc hạ huyết áp khác để điều trị tăng huyết áp. Hầu hết các thuốc trong nhóm lợi tiểu, dù là lợi tiểu nhóm thiazide; lợi tiểu quai furosemide… khi dùng kéo dài đều có thể gây tăng acid uric huyết thanh. Nguyên nhân là do các thuốc lợi tiểu này làm giảm bài tiết acid uric qua thận, dẫn đến tăng nồng độ acid uric trong máu. Một số thuốc lợi tiểu điển hình gây tăng acid uric huyết thanh nhƣ hydrochlorothiazide, các thuốc lợi tiểu nhóm thiazide và tƣơng tự thiazide khác (chorthalidone, metolazone); lợi tiểu quai furosemide, bumetanide, ethacrynic acid; lợi tiểu nhóm indapamide; amiloride… Trong các loại thuốc lợi tiểu chỉ có duy nhất thuốc lợi tiểu thuộc nhóm spironolactone là không ảnh hƣởng đến thải trừ acid uric nên có thể dùng kéo dài ở bệnh nhân gút hoặc ở bệnh nhân có tình trạng tăng acid uric huyết thanh không triệu chứng [98].

Aspirin là một dẫn xuất của acid salicylic, thuộc nhóm thuốc chống viêm không-steroid. Aspirin cũng có tác dụng trên quá trình thải trừ acid uric nhƣng tác dụng này tùy thuộc vào liều. Ở liều thấp mức 1-2g/ngày hoặc thấp hơn, Aspirin có tác dụng giảm thải trừ acid uric qua thận dẫn đến tăng acid uric huyết thanh. Nhƣng ở liều cao trên 2g/ngày, Aspirin lại giúp tăng thải acid uric qua thận dẫn đến giảm acid uric huyết thanh. Tuy nhiên, aspirin liều cao không đƣợc

30

dùng làm thuốc điều trị hạ acid uric huyết thanh trong bệnh gút vì nó làm giảm tác dụng của các thuốc điều trị gút khác và làm tăng tác dụng phụ trên dạ dày ruột. Trƣờng hợp bệnh nhân gút cần dùng thuốc aspirin liều thấp kéo dài với mục đích chống ngƣng tập tiểu cầu cần thận trọng, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Nếu có thể cần thay thế bằng các thuốc khác.

Nhóm thuốc vincristin, cisplatin… là những thuốc dùng trong điều trị một số bệnh lý ác tính khác nhau nhƣ u lympho ác tính Hodgkin và không Hodgkin, u lympho Burkitt, bệnh đa u tủy xƣơng... Thuốc ức chế miễn dịch cyclosporin, cyclophosphamid đƣợc sử dụng để điều trị các rối loạn tự miễn nhƣ viêm đa cơ, luput ban đỏ hệ thống, thiếu máu tan huyết tự miễn, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, các chứng viêm mạch nhƣ bệnh u hạt Wegener, vảy nến thể nặng… Các thuốc trên làm tăng acid uric huyết thanh do giảm thải trừ acid uric qua nƣớc tiểu và có thể kèm gây tăng hủy tế bào.

Choi HK thực hiện nghiên cứu bệnh chứng trên 24.708 bệnh nhân gút và 50.000 ngƣời khoẻ mạnh ở lứa tuổi từ 20-79 tuổi tại Anh để đánh giá mối liên quan giữa sử dụng thuốc điều trị hạ huyết áp với nguy cơ mắc bệnh gút. Kết quả cho thấy thuốc lợi tiểu chẹn β, thuốc ức chế men chuyển làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút ở đối tƣợng tăng acid uric huyết thanh nhƣng nhóm thuốc ức chế kênh canxi không liên quan đến nguy cơ này [63]. Nghiên cứu trên các bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị tại bệnh viện tại Đài Loan cũng cho kết quả tƣơng tự. Việc sử dụng thuốc lợi tiểu có nguy cơ làm tăng acid uric huyết thanh, trong đó nhóm thiazide làm tăng 44%, nhóm thuốc lợi tiểu quai tăng 56% và nhóm thuốc chẹn β làm tăng nguy cơ lên 57% [98]. Một nghiên cứu thuần tập trên 5789 đối tƣợng trong vòng 7 năm để xác định vai trò của thuốc lợi tiểu đối với tình trạng gia tăng bệnh gút ở ngƣời tăng huyết áp cho thấy nguy cơ mắc bệnh gút tăng 1,44 lần ở nhóm có sử dụng thuốc lợi tiểu thiazide và tăng 2,3 lần ở nhóm sử dụng thuốc nhóm vòng lặp [104].

31

Một phần của tài liệu Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp chế độ ăn ở người 30 tuổi trở lên tại cộng đồng nông thôn thái bình (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)