Gồm 2 phƣơng pháp nghiên cứu kế tiếp nhau là nghiên cứu mô tả và nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng
2.2.1.1. Nghiên cứu mô tả
Thực hiện nghiên cứu dịch tễ học qua một cuộc điều tra cắt ngang nhằm: - Xác định nồng độ acid uric huyết thanh trung bình và tỷ lệ tăng acid uric theo nhóm tuổi, giới tính, tình trạng dinh dƣỡng.
- Xác định một số yếu tố liên quan đến nồng độ acid uric huyết thanh và tỷ lệ tăng acid uric huyết thanh nhƣ: giới tính, tuổi, thừa cân, béo phì, vòng eo, tỷ số vòng eo/vòng mông, tăng huyết áp, tăng glucose máu, rối loạn lipid máu, mức độ sử dụng rƣợu bia, tần xuất sử dụng thực phẩm.
42
2.2.1.2. Nghiên cứu can thiệp
Là một nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng cho ngƣời tăng acid uric huyết thanh. Các đối tƣợng đƣợc chia làm 2 nhóm can thiệp (CT) và đối chứng (ĐC) để đánh giá hiệu quả can thiệp chế độ ăn đối với nồng độ acid uric huyết thanh. Đánh giá kết quả sau 6 tháng can thiệp.
Các biện pháp can thiệp:
* Biện pháp 1: Truyền thông dinh dưỡng
Tổ chức truyền thông phòng chống tăng acid uric huyết thanh và các yếu tố liên quan với chủ đề chính là: phát hiện sớm, thay đổi thói quen ăn uống để giảm nồng độ acid uric huyết thanh từ đó ngừa các bệnh mạn tính liên quan. Phƣơng thức truyền thông bao gồm:
+ Biên soạn tài liệu: 1 cuốn tài liệu truyền thông “Tài liệu hƣớng dẫn cộng đồng tham gia phòng chống bệnh gout”. Trong cuốn tài liệu này có các kiến thức cơ bản về tăng acid uric huyết thanh (nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả), bảng danh mục thực phẩm giàu purin, chế độ dinh dƣỡng cho ngƣời tăng acid uric huyết thanh (phụ lục 2).
+ Tập huấn cho đối tƣợng tăng acid uric huyết thanh với nội dung bao gồm kiến thức về hậu quả của tăng acid uric huyết thanh, lời khuyên về chế độ dinh dƣỡng cho ngƣời tăng acid uric huyết thanh, chú trọng hƣớng dẫn lựa chọn và sử dụng hợp lý nguồn thực phẩm thƣờng gặp tại địa phƣơng.Tổ chức tập huấn tại trạm y tế xã 3 tháng/lần: lần đầu là thời điểm bắt đầu can thiệp (M0), lần 2 là thời điểm sau 3 tháng. Sau tập huấn lần 1, mỗi đối tƣợng đƣợc phát một cuốn tài liệu truyền thông.
* Biện pháp 2: Tư vấn dinh dưỡng
Dựa trên thói quen ăn uống, khẩu phần thực tế, căn cứ vào nguồn thức ăn thƣờng gặp và tập tính dinh dƣỡng của địa phƣơng, điều kiện sống của từng hộ gia đình có ngƣời tăng acid uric huyết thanh để xây dựng và cung cấp thực đơn trong tuần, trong tháng cho các đối tƣợng thực hiện (mẫu thực đơn cho các nhóm đối tƣợng đƣợc thể hiện trong phụ lục 3).
43
Nguyên tắc xây dựng thực đơn
- Thực đơn theo tuần, tháng cho các đối tƣợng can thiệp đƣợc xây dựng dựa trên nhu cầu về dinh dƣỡng khuyến nghị cho ngƣời Việt Nam theo giới tính, lứa tuổi, mức độ hoạt động thể lực, tình trạng dinh dƣỡng, bệnh lý kèm theo trên cơ sở khẩu phần thực tế của đối tƣợng [44].
- Xây dựng về năng lƣợng khẩu phần dựa trên nhu cầu dinh dƣỡng khuyến nghị cho ngƣời Việt Nam và khẩu phần thực tế của đối tƣợng. Năng lƣợng xây dựng đảm bảo yêu cầu giữ cân nặng ổn định đối với ngƣời có cân nặng bình thƣờng, tăng năng lƣợng, tạo tích lũy năng lƣợng dƣơng đối với ngƣời gầy và giảm năng lƣợng đối với ngƣời thừa cân. Việc giảm năng lƣợng cho ngƣời thừa cân theo nguyên tắc giảm năng lƣợng từ từ. Dựa vào nhu cầu năng lƣợng khuyến nghị chung cho quần thể ngƣời Việt Nam, chọn mức năng lƣợng để xây dựng khẩu phần trong 2 tuần đầu tiên theo định mức đối với ngƣời bình thƣờng nam giới 31-60 tuổi là 2.200-2.300Kcal, nam giới trên 60 tuổi là 1.900-2.000 Kcal, đối với nữ giới 31-60 tuổi là từ 2.100-2.200Kcal, nữ giới trên 60 tuổi là 1.800 Kcal-1.900 Kcal, nam giới trên 60 tuổi là 1.900 Kcal - 2.200 Kcal. Sau đó, tùy theo mức cân nặng duy trì để điều chỉnh khẩu phần cho hợp lý đối với từng đối tƣợng khác nhau.
- Thực đơn giảm sử dụng protein, nhất là protein động vật, lƣợng protein động vật chiếm khoảng 30%. Định mức protein khẩu phần khuyến nghị 1g/kg/ngày và đáp ứng 12-14% nhu cầu năng lƣợng [5]. Nhu cầu về lipid chiếm 20-25% tổng năng lƣợng, chú ý nguồn lipid từ thực vật [44].
- Tăng cƣờng sử dụng rau xanh và quả chín để cung cấp chất xơ và vitamin, nhất là thực phẩm giàu vitamin C.
- Hƣớng dẫn đối tƣợng lựa chọn thực phẩm có ít nhân purin kiềm (rau xanh, quả chín, sữa…) và ăn vừa phải nhóm có nhân purin kiềm trung bình nguồn gốc động vật (thịt lợn, thịt gà, thịt vịt, cá nƣớc ngọt…). Thƣờng xuyên nhắc đối tƣợng không sử dụng các sản phẩm nội tạng và các phụ phẩm giết mổ từ gia súc, gia cầm, hạn chế sử dụng lƣơng thực, thực phẩm chế biến sẵn.
44
Nghiên cứu sinh cùng với các giảng viên bộ môn Dinh dƣỡng trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Bình là ngƣời trực tiếp thực hiện truyền thông dinh dƣỡng và tƣ vấn dinh dƣỡng cho các đối tƣợng. Nghiên cứu sinh và nhóm nghiên cứu cùng các cộng tác viên y tế thôn, xã là những ngƣời theo dõi, giám sát, nhắc nhở sự tuân thủ của đối tƣợng tham gia can thiệp. Các cộng tác viên đƣợc tập huấn để thực hiện giám sát thƣờng xuyên, hàng tuần hƣớng dẫn, nhắc nhở đối tƣợng thực hiện chế độ ăn theo mẫu thực đơn. Mỗi cộng tác viên đƣợc phân công địa bàn theo dõi các đối tƣợng sinh sống ở cùng thôn xóm với mình. Nghiên cứu sinh có hợp đồng trách nhiệm cụ thể đối với các cộng tác viên về nội dung công việc cần thực hiện. Định kỳ hàng tháng nghiên cứu sinh và nhóm nghiên cứu giám sát, tƣ vấn chế độ ăn cho đối tƣợng can thiệp.
Đối với nhóm đối chứng: Các đối tƣợng chỉ áp dụng biện pháp truyền thông dinh dƣỡng.
Đối với nhóm can thiệp: Các đối tƣợng đƣợc áp dụng cả biện pháp truyền thông dinh dƣỡng và tƣ vấn dinh dƣỡng.