0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Sử dụng thuốc giúp giảm acid uric huyết thanh

Một phần của tài liệu TÌNH TRẠNG TĂNG ACID URIC HUYẾT THANH, YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP CHẾ ĐỘ ĂN Ở NGƯỜI 30 TUỔI TRỞ LÊN TẠI CỘNG ĐỒNG NÔNG THÔN THÁI BÌNH (Trang 40 -41 )

Bình thƣờng lƣợng acid uric trong máu luôn đƣợc giữ ổn định ở nồng độ dƣới 70mg/l (420 mol/l) đối với nam, 60mg/l (360 mol/l) đối với nữ và đƣợc giữ ở mức độ hằng định do có sự cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải. Bất kỳ nguyên nhân nào làm mất cân bằng quá trình này (tăng tổng hợp hoặc giảm thải trừ) đều làm tăng acid uric trong máu. Các thuốc điều trị hạ acid uric có rất nhiều loại. Tùy theo cơ chế tác dụng của thuốc tác động vào khâu nào của quá trình chuyển hóa acid uric trong cơ thể mà ngƣời ta chia làm 3 nhóm: nhóm ức chế tổng hợp, nhóm tăng thải trừ và nhóm làm tiêu acid uric. Tuy nhiên, nếu tăng acid uric đến 535µ mol/l (9,0 mg/dl) mà chƣa có biểu hiện lâm sàng thì chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống thích hợp, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý và kết hợp luyện tập thể dục thể thao phù hợp từng lứa tuổi, nồng độ acid uric huyết thanh sẽ trở về giới hạn bình thƣờng. Nếu acid uric > 535µ mol/l (9,0 mg/dl) hoặc khi có biến chứng nhƣ cơn gút cấp hoặc có sỏi thận thì cần phải dùng thuốc điều trị kết hợp. Mục tiêu của điều trị là đƣa chỉ số acid uric huyết thanh về giới hạn bình thƣờng. Lợi ích của việc điều trị tình trạng tăng acid uric huyết thanh ở những bệnh nhân đã bị cơn gút là điều đã đƣợc chứng minh. Nó góp phần hạn chế, ngừng các cơn gút cấp tái phát cũng nhƣ biến chuyển bệnh thành gút mạn tính có hạt tophi, sỏi thận - suy thận do gút. Tuy nhiên trong trƣờng hợp tăng acid uric huyết thanh không triệu chứng thì còn nhiều tranh cãi. Có nên điều trị hạ acid uric hay không, điều trị nhƣ thế nào? Qua nhiều nghiên cứu cho thấy không có những bằng chứng mạnh mẽ ủng hộ việc dùng thuốc hạ acid uric trong trƣờng hợp này. Ngƣợc lại với lợi ích ít ỏi thu đƣợc là việc bệnh nhân phải mất nhiều chi phí cho điều trị cũng nhƣ tăng nguy cơ mắc nhiều biến chứng do dùng thuốc vì đa số thuốc điều trị hạ acid uric huyết thanh đều phải dùng lâu dài và thƣờng có nhiều tác dụng không mong muốn [119],[136].

32

Trong trƣờng hợp tăng acid uric không triệu chứng chỉ nên dùng thuốc khi nồng độ acid uric huyết thanh quá cao, trên 12mg/dl (700 µmol/l) hoặc khi có sự sản xuất acid uric cấp tính, ví dụ trong điều trị hoá trị liệu trong bệnh ung thƣ gây hủy tế bào nhiều. Có thể dùng liệu pháp dự phòng tình trạng tăng acid uric huyết thanh ở những trƣờng hợp dự đoán trƣớc là sẽ có tình trạng tăng acid uric nhiều, cấp tính nhƣ trên. Khi đó lợi ích thu đƣợc chủ yếu là tránh đƣợc tình trạng suy thận cấp do tăng lắng đọng tinh thể urat ở ống thận. Thuốc lựa chọn hàng đầu trong các trƣờng hợp này là thuốc ức chế xanthine oxidase nhƣ allopurinol (zyloric), tisopurine (thiopurinol) hoặc thuốc tiêu acid uric (enzym uricase) [91],[119].

Các trƣờng hợp xét nghiệm thƣờng xuyên có tình trạng tăng acid uric trên 10 mg/dl mà kháng với các biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống, hoặc có tiền sử gia đình bị gút, bị sỏi thận kèm tăng acid uric huyết thanh, có dấu hiệu tổn thƣơng thận đều cần phải dùng các thuốc giảm acid uric. Tuy nhiên không dùng thuốc nhóm tăng thải acid uric nhƣ probenecid qua thận ở những bệnh nhân có một trong các biểu hiện sau: tiền sử hoặc đang có sỏi thận, suy thận, có hạt tophi và giảm bài tiết urat qua thận. Tất cả các trƣờng hợp tăng acid uric huyết thanh không có triệu chứng khác ở mức độ trung bình (dƣới 10mg/dl) đều cần thực hiện các chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý nhƣ với các bệnh nhân bị gút mà chƣa cần dùng thuốc hạ acid uric huyết thanh [91].

Một phần của tài liệu TÌNH TRẠNG TĂNG ACID URIC HUYẾT THANH, YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP CHẾ ĐỘ ĂN Ở NGƯỜI 30 TUỔI TRỞ LÊN TẠI CỘNG ĐỒNG NÔNG THÔN THÁI BÌNH (Trang 40 -41 )

×