0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Tình trạng tăng acid uric huyết than hở ngƣời 30 tuổi trở lên tại cộng đồng

Một phần của tài liệu TÌNH TRẠNG TĂNG ACID URIC HUYẾT THANH, YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP CHẾ ĐỘ ĂN Ở NGƯỜI 30 TUỔI TRỞ LÊN TẠI CỘNG ĐỒNG NÔNG THÔN THÁI BÌNH (Trang 106 -153 )

cộng đồng nông thôn Thái Bình.

Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại một vùng nông thôn khu vực đồng bằng Bắc Bộ trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo các bệnh lý không lây nhiễm đang tác động trầm trọng đến thu nhập hộ gia đình và nền kinh tế quốc gia, nhất là ở các nƣớc thu nhập trung bình và thấp. 1.910 đối tƣợng tuổi từ 30 trở lên tham gia nghiên cứu với nghề nghiệp chủ yếu là nông dân (81,0%) phù hợp với đặc thù nghề nghiệp của vùng. Các đối tƣợng đã đƣợc phân bố theo các nhóm tuổi tƣơng đƣơng nhau theo giới tính (bảng 3.1). Tỷ lệ thừa cân, béo phì trong nghiên cứu này là 9,6%, trong đó nam giới chiếm 11,4%, cao hơn nữ (7,8%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tuy nhiên, khi đánh giá tình trạng dinh dƣỡng theo chỉ số vòng eo và vòng eo/vòng mông thì tỷ lệ mắc của nữ lại cao hơn so với nam có ý nghĩa thống kê với p<0,001(bảng 3.3). Kết quả này cũng tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của Viện Dinh dƣỡng thực hiện năm 2008 ở khu vực nông thôn (tỷ lệ BMI ≥ 25 là 9,6%, tỷ số vòng eo/vòng mông cao là 39,5%) [45]. Các đặc điểm về rối loạn chuyến hóa lipid, tăng huyết áp cũng tƣơng tự nhƣ kết quả đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nƣớc của Viện Dinh dƣỡng [45].

Một đặc điểm đáng chú ý trong nghiên cứu này là tỷ lệ đối tƣợng biết bản thân có rối loạn chuyển hóa lipid máu chiếm tỷ lệ thấp là 7,6% trong khi đó tỷ lệ đối tƣợng có ít nhất một rối loạn lipid máu 56,1% (bảng 3.4).Tƣơng tự nhƣ vậy, cũng chỉ có 3,1% số đối tƣợng biết mình có tăng acid uric huyết thanh (bảng 3.4). nhƣng thực tế xét nghiệm cho biết có gần 10% bị tăng acid uric huyết thanh trong đó nhóm có tỷ lệ tăng acid uric huyết thanh cao nhất là đối tƣợng 80 tuổi trở lên chiếm 17,9% (bảng 3.5 và biểu đồ 3.3).

Nồng độ acid uric huyết thanh trung bình của các đối tƣợng trong nghiên cứu này là 280,9µmol/l, trong đó nam (316,1µmol/l) cao hơn có ý nghĩa thống kê với p<0,01 so với nữ (247,1µmol/l) (bảng 3.5). Giá trị trung bình ở tất cả các lứa

98

tuổi ở nam đều cao hơn so với nữ và đều tăng dần theo tuổi ở cả nam và nữ. nhƣng nồng độ acid uric huyết thanh trung bình không có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm tuổi 30 và 40 (biểu đồ 3.2). Tỷ lệ tăng acid uric huyết thanh chung trong nghiên cứu này là 9,2% (95%CI: 7,9-10,5%). Nam giới có tỷ lệ mắc là 12% (95%CI:10-14,2%) cao hơn so với nữ 6,5% (95%CI:5,0-8,2%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001 (bảng 3.5).

Nghiên cứu giá trị sinh học của ngƣời Việt Nam trƣởng thành thập kỷ 90 thế kỷ 20 cho biết nồng độ trung bình acid uric huyết thanh là 293,05mol/l ở nam và 197,0 mol/l ở nữ [4], thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Nhƣ vậy, cùng với sự phát triển kinh tế và thay đổi về lối sống, nồng độ acid uric trong cộng đồng dân cƣ cũng đã có xu hƣớng tăng tƣơng tự nhƣ một số nghiên cứu của nƣớc ngoài [55]. Tuy nhiên, khi so với kết quả nghiên cứu trên các đối tƣợng quản lý sức khỏe tại bệnh viện Hữu Nghị năm 2006 thì nồng độ acid uric trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn khoảng 50mol/l. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý vì các đối tƣợng này ở khu vực thành phố lớn, nơi thƣờng gặp các rối loạn chuyển hóa nhiều hơn [33].

Nghiên cứu của tác giả Phan Văn Hợp trên nhóm đối tƣợng ngƣời cao tuổi từ 60 tuổi trở lên tại Nam Định là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng tƣơng tự nhƣ địa bàn nghiên cứu này cũng cho biết tỷ lệ tăng acid uric huyết thanh là 9,5% trong đó nam giới chiếm 16,3% nữ giới chiếm 5,5% [21]. Đối chiếu với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ tăng acid uric huyết thanh ở nam giới là tƣơng tự nhau nhƣng tỷ lệ mắc của nữ giới trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn hẳn, chiếm từ 7,1% lứa tuổi 60-69 đến 17,1% lứa tuổi từ 80 trở lên. Nhiều nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài cũng cho thấy tăng acid uric có xu hƣớng tăng dần theo tuổi rất rõ ràng ở nữ và đối tƣợng sau mãn kinh có tỷ lệ mắc gần tƣơng đƣơng so với nam giới [60],[68],[100]. Chiou nghiên cứu trên 6.000 đối tƣợng tuổi từ 26 đến 75 tuổi tại Đài Loan trong khoảng thời gian từ 2003 đến 2005 đã cho thấy có sự khác biệt rõ ràng về tỷ lệ tăng acid uric huyết

99

thanh giữa các nhóm tuổi khác nhau ở nữ giới nhƣng không thấy sự khác biệt này ở nam giới. Tác giả đã chia các đối tƣợng theo 3 nhóm: nhóm tuổi trẻ từ 26 đến 44 tuổi, nhóm trung tuổi từ 45 đến 64 tuổi và nhóm từ 65 tuổi trở lên là ngƣời cao tuổi. Tỷ lệ tăng acid uric huyết thanh có xu hƣớng tăng dần ở nữ (tỷ lệ tƣơng ứng ở 3 nhóm tuổi của nữ lần lƣợt là 22,5%, 32,6% và 43,1%). Trong khi đó tỷ lệ mắc ở 3 nhóm tuổi của nam giới không có sự khác biệt đáng kể (tỷ lệ tƣơng ứng là 46,4%, 43,6% và 43,2%). Nhƣ vậy, ở lứa tuổi trẻ và trung niên, tỷ lệ tăng acid uric huyết thanh có sự khác biệt rõ ràng giữa hai giới nhƣng đến tuổi trên 65 thì tỷ lệ mắc là tƣơng đƣơng nhau [61]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tƣơng tự. Tỷ lệ tăng acid uric ở nữ giới tăng nhanh sau tuổi 70 (trên 10%) và tƣơng đƣơng với nam giới cùng nhóm tuổi (biểu đồ 3.2).

Một nghiên cứu khác của Đài Loan trên nhóm đối tƣợng ngƣời cao tuổi từ 65 tuổi trở lên cho biết nồng độ acid uric huyết thanh trung bình ở nam giới là 437,6 µmol/l và ở nữ giới là 376 µmol/l. Tăng acid uric huyết thanh gặp khá phổ biến ở đối tƣợng này. Nam giới có tỷ lệ mắc 57,3%, nữ giới có tỷ lệ mắc 40,9%; và có xu hƣớng ổn định giữa các nhóm tuổi [94]. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ mắc chung ở ngƣời trƣởng thành tại cộng đồng là khoảng 20% ở nam và 10% ở nữ [68]. Trong khi đó nhờ các tiến bộ xã hội, sự sẵn có về thực phẩm và sự chăm sóc sức khỏe tốt, tuổi thọ trung bình con ngƣời ngày càng tăng cả ở những nƣớc phát triển và đang phát triển, cơ cấu ngƣời cao tuổi trong tháp dân số ngày càng tăng. Do vậy, tỷ lệ tăng acid uric huyết thanh ngày càng có xu hƣớng tăng cao trong cộng đồng.

Nhiều nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy tỷ lệ tăng acid uric huyết thanh thay đổi tùy theo điều kiện địa dƣ, khí hậu và điều kiện kinh tế. Tác giả Yu [149] tiến hành nghiên cứu trên 7.403 đối tƣợng có độ tuổi từ 20 trở lên tại vùng Phật Sơn của tỉnh Quảng Đông năm 2010 cho thấy tỷ lệ tăng acid uric là 15,09%, trong đó nam giới chiếm tỷ lệ 19,9%, nữ giới chiếm 10,54%. Nghiên cứu của Nan điều tra trên 2438 đối tƣợng tuổi 20-70 tại Thanh Đảo cho thấy tỷ lệ tăng acid uric là 25,3%, trong đó nam giới chiếm 32,1%, nữ giới chiếm 21,8% [111].

100

Tác giả Miao thực hiện trên 5.003 đối tƣợng tuổi trƣởng thành tại 5 vùng ven biển của tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc cho thấy [108] tỷ lệ tăng acid uric là 13,19%, trong đó tỷ lệ mắc ở nam giới 18,3% cao hơn so với nữ giới là 8,56%. Tăng acic uric phổ biến hơn ở nam giới trên 30 tuổi và nữ giới trên 50 tuổi, tỷ lệ mắc ở khu vực thành thị cao hơn so với khu vực nông thôn (14,9 và 10,1%). Liu tiến hành phân tích hệ thống các nghiên cứu về dịch tễ học tăng acid uric huyết thanh tại Trung Quốc cho thấy tỷ lệ tăng acid uric huyết thanh ở nam giới là 21,6% và ở nữ giới là 8,6%. Nguy cơ tăng acid uric huyết thanh bắt đầu ở tuổi 30 đối với nam và 50 đối với nữ. Do đó, tác giả đã khuyến cáo cần có những can thiệp để thay đổi các yếu tố nguy cơ trƣớc lứa tuổi này [100].

Tăng acid uric huyết thanh có liên quan chặt chẽ tới tình trạng thừa cân béo phì và mức độ hoạt động thể lực. Giá trị trung bình và tỷ lệ tăng acid uric gặp thấp nhất ở nhóm thiếu năng lƣợng trƣờng diễn (235,1 µmol/l và 1,7%), tăng cao ở nhóm thừa cân béo phì (326,5 µmol/l và 23%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Nhóm có vòng eo và tỷ số vòng eo/vòng mông cao cũng đều có tỷ lệ tăng acid uric cao hơn so với nhóm bình thƣờng (tƣơng ứng là 24,1 và 14,1% so với 7,7 và 5,4%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001. Nhóm có mức độ hoạt động thể lực tĩnh tại có tỷ lệ tăng acid uric cao nhất, chiếm 14,7%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01 (bảng 3.6 và biểu đồ 3.4).

Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đều cho thấy có sự liên quan rõ rệt giữa trọng lƣợng cơ thể và nồng độ acid uric huyết thanh. Tác giả Lê Văn Đoàn nghiên cứu trên nhóm cán bộ quân đội tuổi trung niên cho biết tỷ lệ tăng acid uric trong nhóm BMI bình thƣờng là 17,5% và tăng lên gần gấp đôi ở nhóm thừa cân béo phì (ngƣỡng đánh giá BMI ≥ 23) là 31% [11].Trong nghiên cứu của chúng tôi, với ngƣỡng đánh giá thừa cân, béo phì theo WHO là BMI ≥ 25 thì tỷ lệ tăng acid uric huyết thanh cũng gấp 2,5 lần so với nhóm bình thƣờng.

Nghiên cứu của Miao cho biết tăng acid uric có liên quan chặt chẽ tới sự phát triển của nền kinh tế, đƣợc thể hiện bằng sự thay đổi chế độ ăn uống và lối

101

sống tĩnh tại. Tỷ lệ thừa cân-béo phì tăng song hành cùng với tình trạng tăng acid uric huyết thanh [108]. Nghiên cứu của Alexander cũng cho thấy béo phì đặc biệt là béo nội tạng cùng với các rối loạn kèm theo có liên quan mật thiết với tình trạng tăng acid uric huyết thanh [49].

Xác định mối liên quan giữa tăng acid uric huyết thanh và tăng huyết áp đã đƣợc rất nhiều tác giả thực hiện trong các nghiên cứu dịch tễ học lớn ở ngƣời trƣởng thành. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề này vẫn còn gây tranh cãi tăng acid uric là nguyên nhân độc lập hay là một dấu hiệu chỉ điểm cho tình trạng tăng huyết áp. Việc xác định vai trò của acid uric trong tăng huyết áp khá phức tạp vì thực tế cả 2 yếu tố này đều có liên quan đến chức năng thận và quá trình trao đổi chất thông thƣờng. Một số nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cho thấy khi điều trị giảm nồng độ acid uric thì huyết áp cũng hạ nên có thể thấy mối quan hệ nhân quả trong tăng huyết áp. Một nghiên cứu tại Mỹ đã xem xét mối liên quan giữa acid uric huyết thanh và tăng huyết áp trên đối tƣợng thanh thiếu niên là nhóm đối tƣợng ít có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Có 6.036 thanh thiếu niên 12- 17 tuổi đã tham gia khảo sát với độ tuổi trung bình là 14,5 tuổi. Tỷ lệ béo phì trong nhóm nghiên cứu là 17%, tăng huyết áp chiếm 3,3%. Nồng độ acid uric huyết thanh trung bình là 5,0 mg/dL, có 34% đối tƣợng có nồng độ acid uric huyết thanh ≥5,5 mg/dL. Phân tích đa biến cho biết sự gia tăng mức độ acid uric huyết thanh có liên quan chặt chẽ đến mức độ tăng huyết áp [101]. Kanbay cũng cho biết điều trị tăng acid uric huyết thanh ở các đối tƣợng chƣa biểu hiện triệu chứng lâm sàng có lợi trong việc điều chỉnh huyết áp và chức năng của thận [89]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho những kết quả tƣơng tự. Nồng độ acid uric huyết thanh tăng dần theo mức độ tăng huyết áp từ 274,8 mol/l tăng lên thêm 25

mol/l ở nhóm tăng huyết áp độ 1 và tăng thêm 7 mol/l nữa ở nhóm tăng huyết áp độ II. Tỷ lệ tăng acid uric của ngƣời tăng huyết áp độ II là 16,4% cao hơn gấp đôi so với nhóm có huyết áp bình thƣờng (7,9%). Nhóm đối tƣợng từng có tiền sử tăng huyết áp cũng có nồng độ acid uric trung bình cao hơn 30 mol/l và tỷ lệ

102

tăng acid uric cũng cao hơn gấp đôi so với nhóm không có tiền sử tăng huyết áp (bảng 3.7).

Ở Việt Nam trong thời gian qua cũng có khá nhiều nghiên cứu đã so sánh nồng độ acid uric huyết thanh giữa nhóm tăng huyết áp và ngƣời bình thƣờng. Tác giả Châu Ngọc Hoa khảo sát nồng độ acid uric huyết thanh ở 2 nhóm bệnh nhân tăng huyết áp và không tăng huyết áp cùng lứa tuổi 40 trở lên và không có sự khác biệt về giới tính. Kết quả khi so sánh 375 bệnh nhân tăng huyết áp và 361 bệnh nhân không tăng huyết áp, tác giả cho thấy nồng độ acid uric ở nam luôn cao hơn so với nữ ở mọi nhóm tuổi. Nhóm tăng huyết áp có nồng độ acid uric huyết thanh trung bình là 394,1 µmol/l cao hơn so với nhóm bình thƣờng là 301 µmol/l. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001. Nhóm tăng huyết áp độ 2 có nồng độ acid uric huyết thanh trung bình là 402 µmol/l cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm tăng huyết áp độ 1 là 378 µmol/l. Tần xuất tăng acid uric là 18% ở nhóm bình thƣờng và 63% ở bệnh nhân tăng huyết áp [16]. Nhƣ vậy, so với nghiên cứu của chúng tôi, giá trị trung bình và tỷ lệ tăng acid uric của 2 nhóm bình thƣờng và tăng huyết áp đều cao hơn rất nhiều. Sở dĩ có sự khác biệt đáng kể nhƣ vậy là do nghiên cứu của Châu Ngọc Hoa thực hiện trên lứa tuổi cao hơn, đối tƣợng lại là bệnh nhân tại hai bệnh viện lớn của thành phố Hồ Chí Minh nên có những đặc điểm khác biệt về tiền sử bệnh lý, chế độ ăn và tình trạng dinh dƣỡng.

Phạm Ngọc Kiếu nghiên cứu nồng độ acid uric huyết thanh ở ngƣời tăng huyết áp nguyên phát tại An Giang năm 2012 cho thấy nồng độ acid uric huyết thanh trung bình là 384,6 µmol/l và có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ. Chỉ số trung bình ở nam giới là 443 µmol/l và ở nữ giới là 353 µmol/l. Tỷ lệ tăng acid uric huyết thanh là 43%. Nghiên cứu cho biết có sự tƣơng quan thuận giữa nồng độ acid uric huyết thanh với mức độ tăng huyết áp và chỉ số khối cơ thể [27]. Tác giả Bùi Đức Thắng cũng cho biết có sự tƣơng quan thuận giữa huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trƣơng với nồng độ acid uric huyết thanh [33]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hằng tại Huế cho thấy acid uric huyết thanh có liên quan chặt

103

chẽ đến mức độ tăng huyết áp, BMI, triglycerid và cholesterol [13]. Một số tác giả khác nhƣ Nguyễn Thái Hòa, Lƣơng Trung Hiếu, Hoàng Quốc Hòa nghiên cứu về nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân tăng huyết áp cũng cho thấy sự khác biệt rất rõ ràng về giá trị trung bình và tỷ lệ tăng acid uric huyết thanh giữa nhóm tăng và không tăng huyết áp [15],[17],[18].

Rối loạn lipid máu và tăng acid uric huyết thanh cũng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm có cholesterol toàn phần cao có nồng độ acid uric trung bình nhiều hơn 32 mol/l và tỷ lệ tăng acid uric gấp hơn 3 lần so với nhóm không tăng cholesterol (17,6% và 5,2%). Tƣơng tự, đối tƣợng tăng triglycerid cũng có có nồng độ acid uric trung bình nhiều hơn 36 mol/l và tỷ lệ tăng acid uric gấp đôi so với nhóm bình thƣờng. Tỷ lệ tăng acid uric huyết thanh gặp ở nhóm có rối loạn LDL-C là 17,2% cao hơn so với nhóm bình thƣờng là 6,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Nghiên cứu không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ tăng acid uric huyết thanh giữa nhóm HDL-C thấp và bình thƣờng (bảng 3.8). Nhóm đối tƣợng có bất kì một rối loạn lipid máu nào có tỷ lệ tăng acid uric huyết thanh đều cao gấp 3 lần so với nhóm bình thƣờng còn đối tƣợng từng có tiền sử rối loạn lipid

Một phần của tài liệu TÌNH TRẠNG TĂNG ACID URIC HUYẾT THANH, YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP CHẾ ĐỘ ĂN Ở NGƯỜI 30 TUỔI TRỞ LÊN TẠI CỘNG ĐỒNG NÔNG THÔN THÁI BÌNH (Trang 106 -153 )

×