0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Tăng acid uric huyết thanh liên quan đến một số bệnh tăng hủy tế bào

Một phần của tài liệu TÌNH TRẠNG TĂNG ACID URIC HUYẾT THANH, YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP CHẾ ĐỘ ĂN Ở NGƯỜI 30 TUỔI TRỞ LÊN TẠI CỘNG ĐỒNG NÔNG THÔN THÁI BÌNH (Trang 26 -28 )

Tăng acid uric huyết thanh còn là một hậu quả của các bệnh lý liên quan đến tăng sản xuất hoặc thoái giáng purin dẫn đến tăng tổng hợp acid uric. Trong một số bênh lý thực thể, do tế bào trong cơ thể bị thay thế quá nhanh, tăng sinh hoặc thoái hóa nhiều dẫn đến tăng cƣờng thoái giáng purin nội sinh. Tình trạng này có thể gặp trong một số bệnh lý về máu, các bệnh lý ác tính, bệnh lý chuyển hóa và nội tiết nhƣ: leucemia, tiêu cơ, bệnh đa hồng cầu, tan máu, bệnh Hodgkin,

18

sarcom hạch, suy tuyến giáp, cƣờng tuyến cận giáp, nhiễm độc thai nghén, đái tháo đƣờng có nhiễm toan cetone, bệnh đa u tuỷ xƣơng, ung thƣ [49],[77].

1.3.6. Tăng acid uric huyết thanh do giảm đào thải qua thận.

Thận là cơ quan tạo và bài xuất nƣớc tiểu để đảm bảo chức năng sinh lý thông qua hoạt động lọc máu ở cầu thận, hấp thu và bài tiết ở ống thận. Suy thận mạn là một hội chứng về lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính qua nhiều năm tháng, hậu quả của sự xơ hóa các nephron chức năng gây ra giảm từ từ mức lọc cầu thận dẫn đến giảm thanh thải qua thận. Giảm thanh thải acid uric qua thận gây tăng acid uric huyết thanh gặp ở 90-98% các bệnh nhân bị gút. Đa số bệnh nhân có độ thanh thải thấp hơn so với ngƣời bình thƣờng. Khả năng thải acid uric ở bệnh nhân gút giảm 40% so với ngƣời bình thƣờng và những bệnh nhân này chỉ đạt đƣợc độ thanh thải acid uric trong huyết thanh cao hơn mức bình thƣờng từ 60-120 µmol/l. Giảm thải tiết urat có thể gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thứ nhất là vấn đề giảm lọc ở cầu thận gặp trong suy thận, tăng urê huyết. Thứ hai là giảm bài tiết acid uric ở ống thận trong tất cả các dạng nhiễm toan bao gồm salicylate, xeton, lactac, rƣợu và một số acid vô cơ. Giảm tiết urat và một số chất khác có thể xảy ra khi bị ngộ độc chì, tổn thƣơng thận do cyclosporine, suy chức năng tuyến giáp. Trong các bệnh trên có sự tích luỹ của các muối nhƣ β- hydroxylbutyrate, acetoscetate, lactate, salicylate; các chất này có khả năng cạnh tranh với sự bài tiết urat ở ống thận nên làm tăng acid uric huyết thanh. Vấn đề thứ 3 liên quan giảm thải urat là do tăng tái hấp thu ở ống lƣợn xa. Khi quá trình tái hấp thu acid uric ở ống lƣợn xa tăng lên sẽ gây nên sự ứ đọng urat. Nhiều nghiên cứu đã cho biết chính hiện tƣợng tăng acid uric huyết thanh xảy ra do cơ chế tăng tái hấp thu ở ống lƣợn xa hay đi kèm với sự mất nƣớc ngoại bào, đái tháo nhạt, dùng thuốc lợi tiểu điều trị. Trên thực tế, hiện tƣợng giảm thải tiết urat qua thận xảy ra không do một cơ chế đơn độc mà thƣờng là sự phối hợp các cơ chế với nhau. Mối liên quan giữa nồng độ acid uric và bệnh lý thận là một mối liên quan phức tạp, thể hiện bằng các vòng xoắn bệnh lý. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tăng acid uric huyết thanh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh thận mạn tính

19

và khi thận bị tổn thƣơng, quá trình thải trừ acid uric giảm dẫn đến tăng acid uric huyết thanh nên quá trình tổn thƣơng thận lại càng nặng nề hơn. Một số nghiên cứu cho biết, ở bệnh nhân suy thận mạn, nồng độ acid uric huyết thanh huyết thanh tăng dần theo mức độ suy thận. Đa số bệnh nhân có tăng acid uric huyết thanh và tăng ngay từ các giai đoạn 1, giai đoạn 2 của bệnh [14], [89].

Một phần của tài liệu TÌNH TRẠNG TĂNG ACID URIC HUYẾT THANH, YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP CHẾ ĐỘ ĂN Ở NGƯỜI 30 TUỔI TRỞ LÊN TẠI CỘNG ĐỒNG NÔNG THÔN THÁI BÌNH (Trang 26 -28 )

×