ĐẶC ĐIỂM TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp thu hút nông dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện ở tỉnh hải dương (Trang 46 - 51)

NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm tỉnh Hải Dương

Hải Dương là một tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong tam giác kinh tế giáp Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phịng với tổng diện tích 1.662 km2; số dân 1.722.394 người, thu nhập bình qn 611.770 đồng/người/tháng. Địa giới hành chính được chia thành 11 huyện, thị và 01 thành phố, với 263 xã, phường, thị trấn. Huyện khu vực miền núi thu nhập thấp song nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh (Côn Sơn, Kiếp Bạc, đền thờ Chu Văn An…) với rừng vải thiều bạt ngàn. Huyện Kinh Môn có nhiều khống sản đá vôi chủ yếu sản xuất xi măng, tới 5 nhà máy xi măng lớn nhỏ, đóng góp nguồn thu đáng kể cho ngân sách tỉnh. Huyện Thanh Hà có đặc sản vải thiềụ Hải Dương cịn có nhiều làng nghề như gốm sứ, mộc, nấu rượu, chế biến hành tỏị.. Thành phố Hải Dương phát triển năng động quy hoạch đẹp và hợp lý, có nhiều Khu công nghiệp như Đại An, Nam Sách, Tân Trường…

3.1.1. Tình hình thu nhập của người nơng dân.

Nhờ thành tựu đạt được của công cuộc đổi mới, nơng thơn Hải Dương đã thực sự chuyển mình. Song để đáp ứng được những tiêu chí về xây dựng nơng thơn mới, tỉnh vẫn cịn ngổn ngang nhiều việc phải làm.

Biết khai thác lợi thế của tỉnh nằm giữa “tam giác kinh tế trọng điểm” Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh, có tới 89% trong tổng số 165.185ha đất tự nhiên là “bờ xôi, ruộng mật”, lại động viên được nhiều nguồn lực đầu tư nên Hải Dương đã tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế xã hộị

Trước năm 1985, Hải Dương có 236 xã, trong tổng số 263 xã, phường, thị trấn của tỉnh là xã thuần nơng nghèọ Thu nhập bình quân của người dân

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………. 40

khu vực nông thôn chỉ đạt 100 USD/người/năm; hơn 80% số hộ dân ở nhà tranh, vách đất; gần 70% số hộ thiếu ăn mỗi khi giáp hạt; đường giao thông chủ yếu là đường đất lầy lội, trừ một số tuyến đường liên xã được rải đá cấp phối; mỗi làng chỉ có 1 hoặc 2 chiếc tivi đen trắng; nông dân vẫn coi xe máy là ước mơ cả đời ngườị Vậy mà chỉ sau hơn 20 năm, bắt đầu từ “khoán 100” đến “khoán 10” rồi đến giao đất ổn định lâu dài, nông dân Hải Dương đã bắt đất đai nhả “vàng ròng”, tạo nên những làng quê trù phú.

Tại thời điểm năm 2009, Hải Dương đã có được sự khởi sắc ấn tượng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng, dịch vụ. Hiện nay cơ cấu nơng nghiệp chỉ cịn 24,6%; trong khi công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 44,2%; dịch vụ, thương mại chiếm 31,2%. Thu nhập bình quân đạt 1.000 USD/người/năm, tương đương 19 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo cịn 6,9%; khơng cịn hộ dân nào phải ở nhà tranh tre, nứa, lá; hơn 80% đường giao thông nơng thơn được trải nhựa và bê tơng hóạ Hải Dương trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về phát triển giao thơng nơng thơn và xóa nhà tranh tre, vách đất. Trên đà phát triển, tỉnh tiếp tục gặt hái được những thành tựu mới, khi tổng thu ngân sách đạt gần 3.700 tỷ đồng, giữ vững vị thế thành viên “Câu lạc bộ các tỉnh, thành phố thu ngân sách đạt 1.000 tỷ đồng/năm”.

Trong điều kiện khó khăn do khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu của Hải Dương vẫn đạt hơn 717,6 triệu USD; thu hút 190,7 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn; GDP tăng trưởng gần 6%/năm. Đặc biệt, ở những vùng hẻo lánh, xa các khu trung tâm, thậm chí cả những vùng bãi soi giữa bốn bề sông nước, thuộc hệ thống sơng Luộc, sơng Thái Bình, người dân đều được hưởng lợi nhờ có điện thắp sáng; hơn 80% số xã, phường, khu dân cư có trụ sở làm việc, nhà văn hóa, trạm y tế khang trang; hơn 80% số phòng học của các bậc học trong tỉnh được kiên cố hóa cao tầng; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân tiếp tục

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………. 41

được cải thiện với hơn 70% hộ dân trong tỉnh sắm được xe máy; 98% số hộ có ti vi màu; nhiều nơng dân đã trở thành tỷ phú.

3.1.2. Tình hình sức khoẻ của người nơng dân.

Sức khoẻ là thứ quý giá nhất của con ngườị Con người ta ai cũng mong cho mình và người thân ln ln mạnh khoẻ, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng được như mong muốn vì có rất nhiều yếu tố xung quanh tác động đến chúng ta như môi trường sinh thái, điều kiện kinh tế xã hội… có nhiều biến đổi đáng lo ngạị Kéo theo đó, ngày càng nhiều căn bệnh nguy hiểm liên quan đến khí hậu, vật nị Đó khơng chỉ là vấn đề của riêng những cá nhân không may mắn mắc phải mà là sự lo ngại chung của xã hội và của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Sức khoẻ của con người theo đó cũng cần được quan tâm hơn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà nói riêng và của đất nước nói chung. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh còn nhiều hạn chế, phát triển chưa đồng bộ nên chưa có một chế độ phúc lợi cũng như hệ thống chăm sóc sức khoẻ tốt hơn như các nước phát triển trên thế giớị

Ở tỉnh Hải Dương, phần đông dân số đang sống và làm việc ở các vùng nơng thơn với mức sống và thu nhập bình qn đầu người cịn thấp so với mặt bằng chung của xã hội nên vấn đề chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho những người lao động, nơng dân và đối tượng chính sách cịn gặp nhiều khó khăn.

Xây dựng hệ thống phát triển y tế toàn diện, ngày càng hiện đại và chuyên sâu, cơ sở vật chất kỹ thuật y tế ngày càng được nâng cao, đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, trình độ chun mơn đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho người dân ngày càng được đảm bảọ Phịng chống dịch bệnh có hiệu quả, khám chữa bệnh và phục hồi chức năng có chất lượng; phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Hoàn thiện và phát triển mạng lưới y tế theo hướng chun mơn hố, nâng cao tồn diện chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu, đảm bảo cho mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ với chi phí thấp,

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………. 42

quan tâm đúng mức, có hiệu quả đến các đối tượng chính sách xã hội, người có cơng, người tàn tật, người cao tuổi, cơ đơn… góp phần thực hiện cơng bằng xã hội và thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc, sức khoẻ cho nhân dân.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp chọn điểm và mẫu điều tra:

a) Phương pháp chọn điểm:

Để tìm ra được các giải pháp thu hút nông dân tham gia BHYT tự nguyện trên địa bàn tỉnh Hải Dương, tôi tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực tiễn việc triển khai, cũng như các giải pháp đã thực hiện BHYT tự nguyện cho người dân của 3 huyện, thị xã, thành phố trên với đặc thù về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thiên nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội… của từng vùng để từ đó so sánh mức độ, các yếu tố ảnh hưởng tới việc tham gia BHYT của từng vùng và rút ra được các bài học, đề xuất các giải pháp thu hút nông dân tham gia BHYT tự nguyện ở tỉnh Hải Dương đạt kết quả và hiệu quả caọ

Hải Dương là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với 12 huyện, thị xã và thành phố. Tuy nhiên do điều kiện về thời gian và không gian, tôi tiến hành nghiên cứu 3 huyện, thành phố: TP. Hải Dương, huyện Kinh Môn và Ninh Giang. Đặc điểm của từng địa bàn nghiên cứu được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………. 43

Bảng 3.1: Một số đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu ST T Chỉ tiêu ĐVT TP Hải Dương Huyện Ninh Giang Huyện Kinh Mơn

1 Địa giới hành chính Khu

vực Đô thị Nông thôn

Nông thôn & miền núi

2 Diện tích Km2 71,39 163,00 135,40 3 Dân số Người 213.639 156.886 151.780 4 Tỷ lệ giới tính: + Nam + Nữ % 53,26 46,74 52,48 47,62 51,06 48,94 5 Lao động Trong đó:

+ LĐ nông nghiệp, thuỷ sản + LĐ công nghiệp, xây dựng + LĐ thương mại - dịch vụ Người 119.637 21.534 68.193 29.910 81.580 63.632 13.869 4.079 77.711 52.066 20.983 4.662 6 Số hộ Hộ 53.409 37.532 824.000 7 Cơ sở KCB BHYT Trong đó: + Cơ sở tuyến tỉnh + Cơ sở tuyến huyện + Cơ sở tuyến xã Cơ sở 23 2 2 19 26 0 1 25 29 0 1 28

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hải Dương)

Với những đặc điểm, đặc thù kinh tế, xã hội của từng huyện, thành phố và nhu cầu tham gia BHYT tự nguyện của người dân để được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe chính mình là rất khác nhaụ Nên việc chọn 3 huyện, thành phố trên địa bàn là điểm nghiên cứu cho đề tài để từ đó rút ra giải pháp thu hút nông tham gia BHYT tự nguyện ở tỉnh Hải Dương.

b) Phương pháp chọn mẫu:

Mẫu là một nhóm đối tượng của một tổng thể. Việc chọn mẫu điều tra trên cơ sở căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài, phân loại và chọn ra

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………. 44

những địa điểm có tính chất điển hình cho tổng thể để đưa ra được những số liệu mang tính chất tổng quan nhất, khơng bị sai lệch thống kê quá nhiềụ

Căn cứ vào tình hình kinh tế, vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu của đề tài và thời gian nghiên cứu, tôi điều tra thử ở 30 hộ. Sau khi điều tra thử, chỉnh sửa lại mẫu biểu, phiếu điều tra cho phù hợp với thực tế. Tôi tiến hành điều tra 300 hộ (n=300) trên 3 địa bàn của đề tài nghiên cứu với sự giúp đỡ của anh em bạn bè và người thân, mỗi địa bàn tôi điều tra 100 hộ (n1,n2,n3=100). Khi điều tra phải đảm bảo các điều kiện sau:

• Tình hình thu nhập của người nơng dân; • Trình độ học vấn của nơng dân;

• Những hiểu biết về chế độ, chính sách BHYT; • Một số yếu tố khác....

Với số mẫu được chọn từ các điểm nghiên cứu của đề tài, kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra ta có đặc điểm cơ bản của mẫu điều tra thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2. Một số đặc điểm cơ bản mẫu điều tra ST T Chỉ tiêu ĐVT Thành phố Hải Dương Huyện Ninh Giang Huyện Kinh Mơn Tồn tỉnh 1 Số nhân khẩu bình quân Khẩu/hộ 4,00 4,18 4,40 4,19

2 Tuổi bình quân Tuổi 48,32 46,89 45,66 46,95

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp thu hút nông dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện ở tỉnh hải dương (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)