Chính sách thu hút công nghệ và phát triển công nghệ quốc gia

Một phần của tài liệu chính sách thu hút công nghệ nước ngoài vào việt nam (Trang 28 - 31)

7. Bố cục của Luận án:

1.2.1. Chính sách thu hút công nghệ và phát triển công nghệ quốc gia

Từ chính sách đƣợc sử dụng hết sức phổ biến từ những nội dung vĩ mô nhƣ chính sách tiền tệ, chính sách thƣơng mại, chính sách tài khóa,… đến tầm vi mô trong chính sách của các công ty. Mỗi khi có vấn đề nổi cộm trong xã hội, công chúng lại trông chờ vào phản ứng của chính quyền. Những phản ứng đó khi định hình và thể hiện một cách chính thức đƣợc gọi dƣới cái tên “chính sách”. Chính sách cũng có thể hàm chứa những tính toán, định hƣớng dài hơi của chính phủ, mối quan tâm đến một số nhóm đối tƣợng đặc biệt nào đó hay đơn thuần chỉ là sự áp đặt mang tính áp đặt của Nhà nƣớc. Trong phạm vi luận án, chỉ tập trung tới chính sách công không đề cập tới chính sách doanh nghiệp, thuật ngữ chính sách đƣợc sử dụng với hàm ý chính sách công, trong đó Nhà nƣớc đóng vai trò chủ thể.

Khái niệm chính sách. Khi làm rõ các khái niệm chính sách cần lƣu ý 3 câu hỏi đƣợc đặt ra: 1) Chính sách là gì? 2) Tại sao một số chính sách thành công trong khi một số khác lại thất bại, tại sao có chính sách đƣợc ngƣời dân vui sƣớng đón nhận, một số lại gặp phải những phản đối quyết liệt, hay thờ ơ; 3) Làm thế nào để xây dựng một chính sách thành công? Thông thƣờng để trả lời các câu hỏi này là nhiệm vụ của môn Khoa học Chính sách (Policy Science).

Hiện cũng tồn tại nhiều định nghĩa về chính sách. Một khái niệm đơn giản và dễ nhớ nhất là của Thomas R. Dye (1984): chính sách công là cái mà chính phủ lựa chọn làm hay không làm hay. Ngoài ra còn một số định nghĩa khác về chính sách nhƣ: Chính sách là quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặc một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề (James Anderson, 2003); Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó (William Jenkin, 1978); Chính sách công là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan Nhà nƣớc hay các quan chức Nhà nƣớc đề ra (William N. Dunn, 1992); Theo Charles O. Jones (1994), chính sách công là một tập hợp các yếu tố gồm: Dự định (intentions) - mong muốn của chính quyền; Mục tiêu (goals) - dự định đƣợc tuyên bố và cụ thể hóa; Đề xuất (proposals)

- các cách thức để đạt đƣợc mục tiêu; Các quyết định hay các lựa chọn; Hiệu lực (effects).

Trong luận án này tác giả lựa chọn định nghĩa dƣới đây, bởi nó phù hợp với điều kiện thể chế hiện tại của việt nam và phù hợp với cách hiểu và diễn giải của những ngƣời tham gia hoạch định chính sách cũng nhƣ những ngƣời thực thi chính sách.

Chính sách là những nguyên tắc, chuẩn mực hành động để hoàn thành những nhiệm vụ trong một thời kỳ lịch sử nhất định mà một chính đảng, một nhà nước, một doanh nghiệp chế định ra và tuân thủ (cũng có thể định nghĩa:“chính sách là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt được một mục đích nhất định dựa trên đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra” (Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, 2003).

Trong hệ thống quản lý khoa học và công nghệ, ở nhiều nƣớc trên thế giới , ở tầm vĩ mô các văn bản sau đây đƣợc hoạch định và ban hành (hoặc bởi các cơ quan Chính phủ, hoặc bởi các Hội đồng do Chính phủ thành lập ).

- Chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ quốc gia; - Chính sách phát triển khoa học quốc gia;

- Chính sách phát triển công nghệ quốc gia.

Thông thƣờng, Chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ quốc gia thƣờng đƣợc xây dựng cho một thời gian dài (cho 15 - 20 năm) các nƣớc phát triển (Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh, Italia, Canada) và đang phát triển hàng đầu (Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Achentina, Thổ Nhĩ Kỳ …) không nƣớc nào không theo đuổi một chiến lƣợc khoa học và công nghệ nhất quán và rõ ràng chiến lƣợc khoa học và công nghệ đó đã góp phần làm cho các nƣớc ấy có vị trí xứng đáng trên trƣờng quốc tế.

Đối với các nƣớc đang phát triển, xuất phát điểm cho việc xây dựng Chiến lƣợc là lấy kinh tế - xã hội làm mục tiêu, lấy khoa học - công nghệ làm phƣơng tiện. Các nội dung chiến lƣợc thƣờng xác lập và dự báo bối cánh phát triển kinh tế - xã hội , môi trƣờng, khoa học và công nghệ trong nƣớc và thế giới cho từng thời kỳ (chẳng hạn: 10 năm). Trên cở sở đó, hoạch định những mục tiêu phát triển khoa học và

công nghệ (loại công nghệ nào trong nƣớc phải tự lực tạo ra là chính, những loại công nghệ nào sẽ nhập khẩu là chính và những loại công nghệ nào vừa nhập khẩu, vừa tự tạo trong nƣớc, vv... Để đạt đƣợc mục tiêu này, các ngành khoa học nào cần tập trung phát triển, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ nào cần đƣợc tăng cƣờng, đội ngũ cán bộ khoa học cần đạt tới một trình độ tƣơng xứng, vv… Chiến lƣợc cũng xác lập những nguyên tắc, những định hƣớng ƣu tiên cho việc phân bổ các nguồn lực và định hƣớng các giải pháp đảm bảo các nguồn lực đƣợc huy động và quản lý hữu hiệu phục vụ các mục tiêu phát triển .

Chính sách phát triển công nghệ quốc gia (05 hoặc 10 năm) là một phần hữu cơ không thể tách rời và đƣợc cụ thể hóa của Chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ quốc gia. Trong Chính sách phát triển công nghệ quốc gia :

(i) Các mục tiêu chiến lƣợc đƣợc xác định thành các mục tiêu cụ thể, đo đếm đƣợc cho từng thời kỳ;

(ii) Các nguồn lực đƣợc phân bổ cụ thể thông qua các chƣơng trình, dự án:

(iii) Vai trò và trách nhiệm của Nhà nƣớc, của Khu vực tƣ và của Cộng đồng khoa học - công nghệ đƣợc phân định rõ ràng từ khâu huy động nguồn lực, điều phối và sử dụng nguồn lực đến khâu tổ chức thực hiện;

(iv) Các thiết chế về tổ chức đƣợc xác lập để đạt đến mục tiêu một cách hiệu quả nhất;

Với nội dung và yêu cầu nhƣ trên, theo kinh nghiệm của nhiều nƣớc đang phát triển, chính sách phát triển công nghệ quốc gia thƣờng bao gồm một hệ thống đồng bộ các chính sách:

- Chính sách thu hút công nghệ từ nƣớc ngoài. - Chính sách phát triển công nghệ trong nƣớc.

- Chính sách phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ phục vụ phát triển công nghệ.

- Các chính sách hỗ trợ khác tùy thuộc đặc điểm chính trị, kinh tế, xã hội của từng quốc gia.

Nhƣ vậy, Chính sách thu hút công nghệ nƣớc ngoài là một bộ phận cấu thành của Chính sách phát triển công nghệ quốc gia, đó là một tập hợp đồng bộ các mục tiêu, giải pháp chính sách, các chương trình hành động, các dự án, các thiết chế tổ

Một phần của tài liệu chính sách thu hút công nghệ nước ngoài vào việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)