7. Bố cục của Luận án:
3.3.4. Triệt để khai thác và tận dụng hiệu quả các công nghệ tiền tiến và kinh
nghiệm quản lý qua các dự án hỗ trợ kỹ thuật và dự án đầu tư bằng nguồn vốn phát triển chính thức - ODA
Kể từ năm 1993, khi các tổ chức tài chính quốc tế và các Chính phủ nối lại ODA cho Việt nam, đến cuối 2009, chúng ta đã thu hút đƣợc gần 50 tỉ USD vốn cam kết tài trợ, trong đó khoảng trên 70% đã đƣợc chính thức hóa bằng các hiệp định và gần 50% đã đƣợc hiện thực hóa thông qua các dự án, công trình. Trong giai đoạn 2006 - 2009 tổng vốn ODA cam kết đạt gần 24 tỷ USD, ký kết đạt trên 17 tỷ USD và giải ngân đạt trên 10 tỷ USD. Dự kiến giai đoạn 2011 - 2015 chúng ta sẽ tiếp tục thu hút khoảng 32-33 tỷ USD.
Đây là một nguồn bổ sung ngân sách quan trọng đồng thời cũng là một kênh chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý cực kỳ quý báu. Các công nghệ tiên tiến trong xây dựng đƣờng xá, cầu cống, các công trình cấp thoát nƣớc, trong lĩnh vực y tế, năng lƣợng, vv.. đƣợc chuyển giao trên thực tế và đƣợc tạo điều kiện để đội ngũ chuyên gia và cán bộ kỹ thuật Việt Nam làm chủ. Các thông lệ và kinh nghiệm quốc tế trong quản lý dự án, quản lý mua sắm, vv.. đƣợc áp dụng và đào tạo cho một số lƣợng lớn cán bộ quản lý các cấp của ta.
Trong những năm tới chúng ta cần chủ động khai thác và sử dụng thật hiệu quả kênh chuyển giao công nghệ này. Cần có các chính sách hỗ trợ các nhà thầu trong nƣớc, hỗ trợ các đợn vị tƣ vấn trong nƣớc tham gia sâu hơn và rộng rãi hơn vào việc thực hiện các chƣơng trình, dự án ODA. Hệ thống hóa, tổng kết và truyền bá các công nghệ và kiến thức, kỹ năng quản lý tiên tiến thu nhận đƣợc từ kênh này.