Thực tiễn CGCN cho đến nay còn nhiều điểm bất cập:

Một phần của tài liệu chính sách thu hút công nghệ nước ngoài vào việt nam (Trang 125 - 128)

7. Bố cục của Luận án:

2.4.3.Thực tiễn CGCN cho đến nay còn nhiều điểm bất cập:

Tất cả những điều nêu trên, đƣa đến một kết quả cuối cùng là thực tiễn CGCN nƣớc ngoàivào Việt Nam đến nay còn rất nhiều bất cập.

Điểm đầu tiên là về cơ bản hoạt động CGCN vào Việt Nam đến nay vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước: Theo số liệu tổng hợp, số Hợp đồng CGCN đƣợc phê duyệt hoặc đƣợc đăng ký cho đến nay là rất ít. Số Hợp đồng CGCN đƣợc phê duyệt hoặc đƣợc xác nhận đăng ký của các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cho đến nay chỉ là không quá 800 Hợp đồng, trong khi số dự án ĐTNN đã đƣợc triển khai và đang còn hiệu lực là trên 10 nghìn (tức là chƣa tới 1/10 Dự án có đăng ký Hợp đồng CGCN, trong khi, nhƣ trên đã nêu, CGCN trong những trƣờng hợp này nặng về danh nghĩa chứ không phải thực chất). Số Hợp đồng đƣợc phê duyệt hoặc đƣợc đăng ký thuộc tất cả các kênh còn lại tới nay không vƣợt quá 100 (không quá một trăm), trong khi số doanh nghiệp (thuộc tất cả các thành phần kinh tế) đƣợc

thành lập tới nay đã là hơn 350 nghìn và, 350 nghìn doanh nghiệp đó, đến nay đã ký hàng chục triệu Hợp đồng nhập khẩu các loại. Nhƣ vậy, có thể nói là Luật CGCN đã có tác dụng rất hạn chế trong việc kiểm soát hoạt động CGCN trong cả nƣớc.

Điểm thứ hai là số các Hợp đồng CGCN có chuyển giao các đối tượng sở hữu công nghiệp (sáng chế, mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp trừ nhãn hiệu

hàng hoá) lại càng ít hơn: Cho đến nay, số Hợp đồng có những đối tƣợng sở hữu

công nghiệp loại này không vƣợt quá 100 (một trăm Hợp đồng) và hầu nhƣ không có sáng chế, mẫu (giải pháp) hữu ích, kiểu dáng công nghiệp nào thuộc loại mới đƣợc đăng ký, mà thƣờng là những sáng chế, những mẫu hữu ích đã ra đời trên dƣới 10 năm (tức là, sắp hết thời hạn bảo hộ). Tức là, CGCN vào Việt Nam trong thời gian qua (thuộc tất cả các kênh), nói chung, không có những công nghệ tiên tiến nhất, hiện đại nhất (những công nghệ “loại một” ), mà thƣờng là các công nghệ “loại hai”, “loại ba”.

Điểm thứ ba là vì thoát khỏi tầm kiểm soát của Nhà nước nên công nghệ

chuyển giao vào Việt Nam vẫn chưa được bảo vệ về nhiều mặt: 1) Để “lọt lƣới” quá

nhiều những công nghệ lạc hậu hoặc rất lạc hậu đƣợc chuyển giao vào Việt Nam nên không làm ra đƣợc những sản phẩm mới, những sản phẩm có chất lƣợng mới hoặc xuất tiêu hao vật tƣ, năng lƣợng quá lớn (nhƣ: hàng loạt Nhà máy xi măng lò đứng, hàng loạt nhà máy đƣờng nhập của Trung Quốc, nhập về tốn hàng tỷ USD nhƣng không sử dụng đƣợc hoặc sử dụng thua lỗ triền miên, hàng loạt Nhà máy thép cỡ nhỏ, Nhà máy giấy,… đang gặp phải hiện nay); 2) Hàng loạt Nhà máy gây ô nhiễm môi trƣờng ở khắp các vùng của đất nƣớc mà điển hình là các KCN, Cụm CN, Làng nghề (những vụ nhƣ: Supper phốt phát Lâm Thao, VEDAN … chỉ là một số ít trong rất nhiều ví dụ); 3) Điều kiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp ở nhiều Dự án CGCN rất kém (vụ cầu Sông Hậu làm chết hơn 50 công nhân chỉ là một ví dụ). Các điều kiện “tie – in”, “tie – out” và những bất lợi tƣơng tự thì thực tế đến nay, ta không có cách nào kiểm soát và không biết xảy ra ở bao nhiêu trƣờng hợp, thiệt hại bao nhiêu …

Điểm thứ tư, mặc dầu vậy, số vụ CGCN vào Việt Nam trong thời gian qua

đoàn, Tổng công ty và Doanh nghiệp Nhà nƣớc nói chung (trong đó, một phần quan trọng là qua kênh ODA) và qua hàng chục vạn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, số thiết bị nƣớc ngoài đƣa vào Việt Nam không dƣới 10 tỷ USD mỗi năm. Mỗi lô thiết bị ngoại nhập đó, ít nhiều đều kèm theo những chỉ dẫn về cách lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa …tức là, ít nhiều đều có CGCN. Chính điều này làm cho trình độ văn minh vật chất của xã hội Việt Nam có một bƣớc tiến nhảy vọt trong mọi lĩnh vực (so với thời kỳ kinh tế chỉ huy trƣớc đây). Sở dĩ có những bƣớc tiến dài nhƣ vậy là vì: 1) Nền kinh tế thị trƣờng ngày càng đầy đủ là yếu tố kích thích mạnh mẽ sự phát triển; 2) Nền kinh tế của chúng ta trƣớc đây quá lạc hậu so với thế giới nên dẫu CGCN vào Việt Nam có nhiều thiếu sót nhƣng nó vẫn tạo nên một bƣớc phát triển khá dài; 3) Ngƣời Việt Nam nói chung thông minh, năng động, sáng tạo và có tài “bắt chƣớc”. Điểm hạn chế ở đây, là CGCN rất nhiều nhƣng nói chung là không có Hợp đồng hoặc Hợp đồng không đầy đủ (các Bên giao thƣờng chỉ chuyển giao cách lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dƣỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị mà không chú trọng lắm đến việc chuyển giao các thiết chế tổ chức, các thông tin và các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, ….). Nếu CGCN là chuyển giao các giải pháp thì trong thời gian qua CGCN ở Việt Nam nói chung, mới chuyển giao các giải pháp đƣợc “vật thể hoá” và các giải pháp nằm trong yếu tố con ngƣời có liên quan trực tiếp đến các giải pháp đƣợc vật thể hoá đó, chứ không chuyển giao toàn diện các giải pháp hàm chứa trong 04 yếu tố đã biết. Mặt khác, hành lang pháp lý về CGCN nói chung khá lỏng lẻo (nếu coi là “CGCN” và có hợp đồng thì Nhà nƣớc cho đăng ký hoặc xét duyệt, nếu không coi là CGCN thì Nhà nƣớc cũng không hỏi đến và hai bên muốn làm cách nào cũng đƣợc). Rồi đây, nếu ta có chính sách công nghệ và chính sách CGCN đầy đủ, có sự quản lý Nhà nƣớc đúng mức và hợp lý (hƣớng dẫn, hỗ trợ, khuyến khích là chính) chắc chắn CGCN sẽ có những bƣớc phát triển.

CHƢƠNG III

THU HÚT CÔNG NGHỆ NƢỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu chính sách thu hút công nghệ nước ngoài vào việt nam (Trang 125 - 128)