Giải pháp hoàn thiện các văn bản pháp luật

Một phần của tài liệu chính sách thu hút công nghệ nước ngoài vào việt nam (Trang 144 - 146)

7. Bố cục của Luận án:

3.4.1 Giải pháp hoàn thiện các văn bản pháp luật

Luật Chuyển giao công nghệ có hiệu lực từ 1/7/2007 có nhiều điểm mới, tiến bộ so với các văn bản pháp luật về chuyển giao công nghệ trƣớc đó. Tuy nhiên, qua

thực tế triển khai thực hiện đã bộc lộ một số bất cập, do đó cần điều chỉnh và cụ thể hóa một số quy định sau đây:

Thứ nhất, cần điều chỉnh quy định bắt buộc đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ đối với công nghệ chuyển giao theo các dự án FDI và từ nƣớc ngoài vào Việt Nam để đảm bảo việc kiểm tra, quản lý Nhà nƣớc, tránh chuyển giao công nghệ trùng lặp gây lãng phí. Hiện nay, luật chỉ quy định cho phép doanh nghiệp hoặc cá nhân tự nguyện đăng ký để đƣợc hƣởng ƣu đãi theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, đối với chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài nhận công nghệ từ công ty mẹ, cần quy định mức phí thanh toán tối đa, vì đây thực chất là chuyển dịch công nghệ (nhƣ đã nói trong chƣơng 1). Vì quy định hiện hành của Luật Chuyển giao công nghệ cho phép các Bên có thể thỏa thuận mức phí thanh toán cho hoạt động chuyển giao công nghệ, đối với loại hình doanh nghiệp loại này sẽ bị phía nƣớc ngoài lợi dụng, nâng khống mức phí và có thể thực hiện hoạt động chuyển giá thông qua hoạt động CGCN. Nhƣ vậy, mục tiêu chính sách thu hút nguồn vốn FDI nói chung và công nghệ nƣớc ngoài vào Việt Nam để tăng trƣởng sẽ không thực hiện đƣợc.

Thứ ba, cần sớm cụ thể hóa các danh mục công nghệ để có thể quản lý và thúc đẩy, khuyến khích chuyển giao công nghệ nƣớc ngoài vào Việt Nam. Thực tế trong thời gian qua kể từ khi Việt Nam ban hành Luật chuyển giao công nghệ, chƣa có một hợp đồng chuyển giao công nghệ nào thuộc danh mục hạn chế chuyển giao đƣợc cấp giấy phép chuyển giao công nghệ vào lãnh thổ Việt Nam. Nhƣ vậy, chính sách thu hút công nghệ nƣớc ngoài của ta không phù hợp và không đi vào cuộc sống.

Thứ tư, đối với chuyển giao công nghệ thông qua các dự án FDI: Việt Nam đã qua giai đoạn thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào các dự án sử dụng nhiều lao động, khai thác nhiều tài nguyên thiên nhiên. Hay nói cách khác chúng ta đã qua thời kỳ phải thu hút nguồn vốn FDI bằng mọi cách nên hiện nay phải lấy tiêu chí thu hút, chuyển giao công nghệ tiên tiến là tiêu chí quan trọng nhất để thu hút FDI. Nhƣ vậy, phải quy định về hồ sơ dự án bao gồm đầy đủ các nội dung về công nghệ của dự án đầu tƣ, nhƣ: phân tích về các giải pháp công nghệ, quy trình công nghệ,

nguồn công nghệ, máy móc thiết bị và công nghệ xử lý chất thải…vv để tránh bị phía nƣớc ngoài đƣa các dự án có công nghệ lạc hậu mà họ đang muốn thay thế và đẩy sang Việt Nam.

Một phần của tài liệu chính sách thu hút công nghệ nước ngoài vào việt nam (Trang 144 - 146)