7. Bố cục của Luận án:
2.3. Thực trạng môi trƣờng pháp lý hiện hành cho hoạt động chuyển giao công nghệ
Sơ lƣợc về Quá trình hình thành khung pháp lý cho hoạt động chuyển giao công nghệ từ nƣớc ngoài vào Việt Nam
Giai đoạn trước năm 1988
Văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên về chuyển giao công nghệ có lẽ là Quyết định số 175-CP ngày 29 tháng 4 năm 1971 của Hội đồng Chính phủ về việc ký kết và thực hiện các hợp đồng trong nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật. Điều 1 của Quyết định này khẳng định việc chuyển giao công nghệ từ các cơ sở
nghiên cứu đến các cơ sở kinh doanh đƣợc thực hiện dƣới hình thức hợp đồng kinh tế trong nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật.
Tiếp theo quyết định 175-CP, Thông tƣ liên tịch số 1438/KHTC ngày 19 tháng 11 năm 1983 giữa Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nƣớc và Bộ Tài chính hƣớng dẫn thi hành quyết định 175-CP đƣợc ban hành để hƣớng dẫn và tổ chức triển khai việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Các văn bản tiếp theo trong đó có quyết định 134-HĐBT ngày 31 tháng 8 năm 1987 của Hội đồng Bộ trƣởng quy định một số biện pháp khuyến khích phát triển khoa học kỹ thuật; khẳng định cá nhân, hợp tác xã cũng đƣợc ký kết hợp đồng với các tổ chức khoa học và công nghệ để phổ biến, áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh.
Nội dung các văn bản trong giai đoạn này không trực tiếp quy định về chuyển giao công nghệ, nhƣng thực chất đã giải quyết vấn đề chuyển giao công nghệ vào sản xuất kinh doanh.
Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1995
Một trong các văn bản quan trọng có quy định về chuyển giao công nghệ cả giai đoạn này là Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam năm 1987. Khoản 6 Điều 7 luật này quy định bên nƣớc ngoài tham gia xí nghiệp liên doanh có thể góp vốn bằng bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ và dịch vụ kỹ thuật.
Để đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ nƣớc ngoài vào Việt Nam, Hội đồng Nhà nƣớc đã thông qua Pháp lệnh về chuyển giao công nghệ nƣớc ngoài vào Việt Nam. Đây là văn bản pháp luật có hiệu lực cao đầu tiên của nƣớc ta về chuyển giao công nghệ nƣớc ngoài vào Việt Nam. Tiếp sau pháp lệnh này, nhiều văn bản hƣớng dẫn, cụ thể hoá Pháp lệnh đƣợc ban hành nhƣ :
- Nghị định số 49/HĐBT (4/3/1991) hƣớng dẫn thi hành pháp lệnh chuyển giao công nghệ,
- Thông tƣ số 28/TT (22/1/1994) của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng (nay là Bộ KH&CN) hƣớng dẫn hoạt động chuyển giao công nghệ nƣớc ngoài vào Việt Nam.
Pháp lệnh quy định việc chuyển giao công nghệ phải đƣợc lập thành Hợp đồng.
Pháp lệnh cũng quy định các vấn đề cơ bản nhƣ hình thức, thời hạn, thời điểm hiệu lực của hợp đồng, nội dung của hợp đồng, chất lƣợng công nghệ, vấn đề bảo hành và thời hạn bảo hành, giá, phƣơng thức thanh toán, thẩm quyền và trách nhiệm các bên đối với các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng, vai trò và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong hoạt động chuyển giao công nghệ.
Chủ trƣơng của nhà nƣớc ta trong giai đoạn này chủ yếu là đẩy mạnh hoạt động nhập công nghệ. Vì vậy, các văn bản pháp luật về chuyển giao công nghệ nƣớc ngoài vào Việt Nam. Chuyển giao công nghệ trong nƣớc hoặc chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nƣớc ngoài không đƣợc quy định.
Nhìn chung các văn bản pháp luật về chuyển giao công nghệ trong giai đoạn này đã tạo đƣợc cơ sở pháp lý cho việc đẩy mạnh hoạt động thu hút công nghệ và vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam.
Giai đoạn từ năm 1995 đến nay
Bộ Luật Dân sự đƣợc Quốc hội thông qua ngày 28/10/1994, có hiệu lực từ ngày 7/1/1996, đã dành Chƣơng 3 của Phần thứ sáu để quy định về chuyển giao công nghệ. Đây là văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất đầu tiên của nƣớc ta quy định về các vấn đề dân sự cơ bản, chung nhất về chuyển giao công nghệ, bao gồm cả chuyển giao công nghệ trong nƣớc và chuyển giao công nghệ nƣớc ngoài vào Việt Nam.
Để chi tiết và cụ thể hoá các quy định của Bộ Luật Dân sự, nhiều văn bản hƣớng dẫn đã đƣợc ban hành nhƣ Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 1/7/1998 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ, Thông tƣ số 1254/1999/TT-BKHCNMT ngày 12/7/1999 của Bộ Khoa học, Công Nghệ và Môi trƣờng (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 45/1998/NĐ-CP này.
Nghị định số 59/2002/NĐ-CP ngày 4/6/2002 về việc bãi bỏ giấy phép và thay thế một số giấy phép bằng bằng phƣơng thức quản lý khác có quy định giới
hạn đáng kể những trƣờng hợp phải phê duyệt hợp đồng chuyển giao công nghệ. Thông tƣ số 11/2002/TT-BKHCN ngày 29/11/2002 của Bộ Khoa học và Công nghệ hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 59/ 2002/ NĐ- CP này; Nghị định số 16/2002/NĐ-CP ngày 10/5/2002 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về chuyển giao công nghệ. Ngoài ra còn có một số văn bản pháp luật về đầu tƣ, sở hữu công nghiệp cũng có một số vấn đề liên quan đến chuyển giao công nghệ
Để hoàn thiện các quy định pháp luật về chuyển giao công nghệ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11/2005/NĐ-CP ngày 02/02/2005 hƣớng dẫn chi tiết về chuyển giao công nghệ (sửa đổi), thay cho Nghị định số 45/1998/NĐ-CP. Đồng thời, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã ban hành Thông tƣ số 30/2005/TT- BKHCN ngày 30/12/2005 hƣớng dẫn một số điều của Nghị định số 11/2005/NĐ- CP ngày 02/02/2005.
Ngày 29/11/2006 Quốc hội nƣớc Cộng hòa XHCN Việt nam đã ban hành Luật số 80/2006/QH11 về Chuyển giao Công nghệ. Tiếp đó ngày 31/12/2008 Chính phủ ban hành Nghị định số 133/208/NĐ-CP quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật chuyển giao công nghệ
Với hệ thống văn bản kể trên, hiện nay hoạt động hoạt động chuyển giao công nghệ đã đƣợc quy định khá rõ về khía cạnh dân sự và quản lý Nhà nƣớc.
Các văn bản này trên cơ sở kế thừa sự hợp lý của các văn bản trƣớc, đã có nhiều quy định ƣu đãi, linh hoạt và thông thoáng hơn nhằm khuyến khích các họat động chuyển giao công nghệ vào Việt Nam. Theo quy định này, chuyển giao công nghệ đƣợc thực hiện qua các kênh:
1. Chuyển giao từ nƣớc ngoài vào Việt Nam.
2. Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nƣớc ngoài. 3. Chuyển giao công nghệ trong nƣớc.
Nhìn tổng quan pháp luật về chuyển giao công nghệ đã phản ánh kịp thời các nhu cầu của thực tiễn. Lợi ích của các bên trong hoạt động chuyển giao công nghệ nhƣ lợi ích của bên giao, bên nhận và của xã hội đã đƣợc pháp luật điều tiết
hợp lý hơn để các bên đều có thể tiếp cận và hƣởng lợi từ việc tiếp nhận, sử dụng và chuyển giao công nghệ cho ngƣời khác. Thời kỳ này, ở Việt Nam chuyển giao công nghệ đƣợc quan niệm một cách đơn giản nhƣ là việc áp dụng các kỹ thuật tiến bộ, áp dụng các kết quả nghiên cứu triển khai. Chuyển giao công nghệ đồng nghĩa với việc áp dụng một cách máy móc những công nghệ đã có sẵn mà không cần có những cố gắng nhiều về kiến thức và năng lực.
Nội dung của các quy định pháp luật về chuyển giao công nghệ hiện hành
- Phƣơng thức, hình thức và các kênh chuyển giao công nghệ. - Quyền, nghĩa vụ trong chuyển giao công nghệ.
- Công nghệ không đem lại hiệu quả kỹ thuật, kinh tế hoặc xã hội.
- Quản lý nhà nƣớc trong chuyển giao công nghệ.
- Dịch vụ hỗ trợ thúc đẩy Hợp đồng chuyển giao công nghệ. - Hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Đánh giá các quy định pháp luật về chuyển giao công nghệ
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về chuyển giao công nghệ đã điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội quan trọng trong hoạt động chuyển giao công nghệ giữa các tổ chức, cá nhân trong nƣớc, chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nƣớc ngoài, chuyển giao công nghệ từ nƣớc ngoài vào Việt Nam. Nó đã tạo ra một khung pháp lý cho hoạt động chuyển giao công nghệ ở nƣớc ta và bƣớc đầu đã giúp tạo ra, tiếp thu và làm chủ đƣợc nhiều công nghệ phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật này đã bộc lộ không ít những khiếm khuyết, đã hạn chế việc chuyển giao công nghệ trong nƣớc, chuyển giao công nghệ từ nƣớc ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là các biện pháp, chính sách, quản lý của Nhà nƣớc.
Thiếu cơ sở pháp lý cần thiết cho việc hình thành và hoạt động của các tổ chức dịch vụ hỗ trợ chuyển giao công nghệ (cung cấp thông tin, tƣ vấn, môi giới, đánh giá, thẩm định, giám định công nghệ). Do đó, làm thiếu đi một mắt xích quan trọng
trong hoạt động chuyển giao công nghệ. Thiếu các quy định biện pháp cụ thể về tạo ra và tiếp nhận công nghệ.
4. Các cơ chế, chính sách về hoạt động chuyển giao công nghệ chƣa đƣợc quy định một cách rõ ràng, chi tiết do đó chƣa tạo đƣợc những công cụ đủ mạnh thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ.