Hệ số huy động TSCĐ là tỷ lệ % so sánh giữa giá trị TSCĐ được hình thành từ vốn đầu tư trong năm so với tổng mức vốn đầu tư trong năm:
Chỉ tiêu này còn gọi là: Hệ số huy động vốn đầu tư trong năm. Về bản chất, khi xác định hệ số này phải so sánh giữa TSCĐ hình thành trong năm từ tổng mức vốn đầu tư trong năm để đầu tư tạo ra tài sản đó. Do đặc điểm sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, thời gian xây dựng dài nên trong thực tế có độ trễ về thời gian thực hiện đầu tư kể từ khi bỏ vốn, đầu tư đến khi hoàn thành, đưa dự án, công trình vào khai thác, sử dụng. Vì vậy chỉ tiêu này không phản ánh đúng hiệu quả đầu tư của năm bỏ vốn, mà là phản ánh hiệu quả đầu tư của
Hệ số huy động TSCĐ =
Giá trị TSCĐ hoàn thành được huy động trong năm Tổng mức vốn đầu tư trong năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vài năm trước đó. Do đó, khi sử dụng chỉ tiêu này để phân tích, đánh giá hiệu quả phải sử dụng theo cả dãy thời gian. Do độ trễ và tính liên tục của đầu tư qua các năm, hệ số huy động vốn đầu tư (TSCĐ) từng năm trong cả dãy hệ số liên tục của các năm được coi là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư của năm đó. Chỉ tiêu hệ số huy động TSCĐ (%) hàng năm là chỉ tiêu tương đối phản ánh mức độ quản lý và sử dụng vốn đầu tư được tập trung hay phân tán? Hệ số huy động TSCĐ cao phản ánh mức độ đầu tư được tập trung cao, thực hiện đầu tư dứt điểm, bám sát tiến độ xây dựng dự án, rút ngắn thời gian xây dựng, giảm chi phí quản lý trong thi công.
2.3.3. Chỉ tiêu cơ cấu thành phần của vốn đầu tƣ
Tổng mức vốn đầu tư gồm có 3 thành phần: xây lắp, thiết bị, và chi phí khác (vốn kiến thiết cơ bản khác). Chỉ tiêu cơ cấu thành phần vốn đầu tư là tỷ trọng (%) từng thành phần vốn đầu tư (vốn xây lắp, vốn thiết bị, chi phí khác) trong tổng mức vốn đầu tư.
VĐT = VXL + VTB + VK
Trong đó: VĐT: Tổng mức vốn đầu tư VXL: Vốn xây lắp
VTB: Vốn thiết bị
VK: Vốn kiến thiết cơ bản khác
Sử dụng chỉ tiêu này để phân tích mức độ an toàn trong quản lý vốn đầu tư XDCB, xem xét tỷ trọng từng thành phần vốn đầu tư thực hiện (tỷ trọng xây lắp, tỷ trọng thiết bị, tỷ trọng chi phí khác) trong tổng vốn đầu tư. Qua đó phân tích xu hướng sử dụng vốn đầu tư của từng thành phần theo hướng tích cực hay tiêu cực để tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Theo xu hướng tích cực thì tỷ trọng thiết bị trong tổng vốn đầu tư ngày càng tăng, tỷ trọng vốn xây lắp, chi phí khác ngày càng giảm. Đó là xu thế có tính quy luật vì sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Tuy nhiên, trong thực tế còn có sự đột biến của các chính sách kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước cũng làm ảnh hưởng đến sự thay đổi về cơ cấu thành phần vốn đầu tư cần được xem xét khi phân tích, đánh giá.
2.3.4. Chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế xã hội
- Mức đóng góp cho ngân sách (các khoản nộp vào ngân sách như thuế doanh thu, thuế đất…)
- Mức giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư (nâng cao mức sống của dân cư do thực hiện dự án)
- Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ: nó cho biết mức độ đóng góp vào cán cân thanh toán của đất nước nhờ có hoạt động đầu tư XDCB
- Một số chỉ tiêu khác:
+ Tác động cải tạo môi trường
+ Nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất, trình độ nghề nghiệp của người lao động
+ Những tác động về xã hội, chính trị, kinh tế, suất đầu tư, tổng lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn đầu tư, tỷ suất lợi nhuận, điểm hoà vốn... và nhiều chỉ tiêu bổ sung khác tuỳ theo mục tiêu, yêu cầu của sự đánh giá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY 3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ ảnh hƣởng đến việc huy động và sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản
3.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
3.1.1.1. Điều kiện địa lý
Yên Lập là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Phú Thọ, có tọa độ địa lý từ 20012’ đến 21033’ vĩ độ Bắc, từ 104052’ đến 105010’ kinh độ Đông. Cụ thể phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Hạ Hòa, phía Đông giáp huyện Cẩm Khê, phía Đông Nam giáp huyện Tam Nông, phía Nam và Tây Nam giáp huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, phía Tây giáp huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái).
Tổng diện tích đất tự nhiên huyện Yên Lập là 43.783,62 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 36.746,98 ha chiếm 83,98%; đất phi nông nghiệp 3.260,44 ha chiếm 7,44%; đất chưa sử dụng 3.776,2 ha chiếm 8,62%. Huyện có 17 đơn vị hành chính, gồm: 01 thị trấn Yên Lập; 16 xã. Yên Lập có 05 xã thuộc vùng an toàn khu (được đầu tư bằng nguồn vốn 229), 10 xã đặc biệt khó khăn được thụ hưởng chương trình 134, 135 của Chính phủ. Năm 2011 dân số của huyện là 82.623 người, bằng 6,1% dân số tỉnh Phú Thọ, mật độ trung bình 188,7 người/km2. Yên Lập có 14 dân tộc, trong đó dân tộc Mường chiếm 70% còn lại là các dân tộc khác: Kinh, Dao, Hơ mông … (theo niêm giám thống kê huyện Yên Lập năm 2011).
3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
* Quỹ đất: Yên Lập là huyện miền núi có địa hình, địa mạo rất phức tạp, có nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn làm cho địa hình bị phân cắt mạnh, qua khảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sát địa hình phần lớn có độ dốc hơn 250, độ cao trung bình so với mặt nước biển là 200m. Diện tích đất chủ yếu là đồi núi nên chỉ phù hợp với trồng rừng sản xuất và trồng rừng phòng hộ.
* Tài nguyên khoáng sản: theo tài liệu điều tra cho thấy khoáng sản của huyện Yên Lập nghèo về chủng loại và chất lượng, chỉ có trữ lượng đá vôi là có trữ lượng khá lớn (hiện có 10 mỏ đá đang khai thác trên địa bàn). Trong tương lai khi các cụm đô thị được xây dựng thì nhu cầu về xi măng, đá xây dựng là rất lớn. Mỏ sắt ở xã Ngọc Đồng, xã Trung Sơn còn đang ở dạng tiềm ẩn đang khảo sát trữ lượng và xác định tỷ lệ sắt của quặng.
* Tiềm năng du lịch: với khu di tích lịch sử văn hóa Chiến khu các mạng Phục Cổ gắn với du lịch sinh thái cộng đồng tại xã Minh Hòa đang được đầu tư xây dựng; Khu di tích lưu niệm Ngô Quang Bích; các nhà sàn dân tộc cổ tại xóm Mít, thị trấn Yên Lập … sẽ là tiềm năng rất lớn để Yên Lập có điều kiện và lợi thế để kết hợp với các tỉnh lân cận mở các tuyến du lịch gắn với chương trình Du lịch về cội nguồn do 3 tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái tổ chức hàng năm.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tăng trưởng kinh tế: từ năm 2006 – 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện đạt tới 9,2%/năm là mức tăng khá cao. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch phù hợp với định hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Thu ngân sách của huyện: là huyện miền núi, nghèo nên mức thu ngân sách từ kinh tế địa phương còn rất thấp, nguồn thu chủ yếu của huyện là từ ngân sách cấp trên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.1: Tăng trƣởng kinh tế, thu ngân sách và đầu tƣ rên địa bàn huyện Yên Lập giai đoạn 2009 – 2011
Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011
Tốc độ tăng trưởng % 12,4 18,7 7,4
Tổng giá trị tăng thêm (giá SS) Tỷ đồng 285,97 339,56 364,8
Tổng thu ngân sách Tr.đồng 9.009,7 23.139,41 12.744,8
Tổng đầu tư Tr.đồng 78.741 103.008 255.177
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Lập
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: cơ cấu kinh tế đã và đang chuyển dịch, tỷ trọng
nông - lâm - thuỷ sản giảm (năm 2009 là 57,8% đến năm 2011 còn 48,6%) trong khi công nghiệp xây dựng tăng lên (năm 2009 là 7,0% đến năm 2011 là 13,3%); ngành dịch vụ tăng lên (năm 2009 là 35,2% đến năm 2011 là 38,1%). Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ tăng 34,41%/năm. Tuy nhiên tổng giá trị tăng thêm ngành Thương mại - Dịch vụ năm 2011 mới đạt 54,0 tỷ đồng.
Bảng 3.2: Cơ cấu ngành kinh tế huyện Yên Lập giai đoạn 2009 - 2011
Đơn vị tính: %
Ngành kinh tế 2009 2010 2011
Nông – lâm – thuỷ sản 57,8 55,4 48,6
Công nghiệp - xây dựng 7,0 13,7 13,3
Dịch vụ 35,2 30,9 38,1
Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê huyện Yên Lập
Như vậy cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch còn chậm, chưa ổn định vì chưa phát huy đầy đủ được tiềm năng, thế mạnh của mình.
3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
a. Về giao thông, vận tải:
Đặc thù huyện Yên Lập chỉ có giao thông đường bộ mà không có đường quốc lộ đi qua, tổng chiều dài các tuyến đường: 858km, trong đó: có 4 tuyến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đường tỉnh (ĐT) với chiều dài 92,6km; đường huyện (ĐH) gồm 09 tuyến với tổng chiều dài 62km, có 41km mặt láng nhựa còn lại là mặt cấp phối; đường xã, đường liên thôn, xóm có chiều dài trên 679km, hiện tại mặt bê tông xi măng 63,5km; mặt láng nhựa 67km còn lại là đường cấp phối và đường đất; các tuyến đường chuyên dùng, đường ra đồng, lên đồi chất lượng đường chưa đảm bảo cần được nâng cấp mở rộng để phục vụ cho sản xuất và phát triển kinh tế.
Về số lượng phương tiện: xe chở khách 38 xe, mỗi ngày có 42 lượt xe đi và đến. Có 1 bến xe khách tại thị trấn Yên Lập chưa đảm bảo diện tích và yêu cầu theo quy định. Các phương tiện vận tải khác do các chủ doanh nghiệp hoặc chủ hộ tự đầu tư để phục vụ vận tải kinh doanh sản xuất.
b. Hệ thống thuỷ lợi:
Hiện toàn huyện có 313 công trình thuỷ lợi, trong đó số hồ, đập là 143 công trình; kênh mương nội đồng 572km, trong đó 138km đã được cứng hoá, còn lại 434km là kênh đất. Diện tích tưới tiêu đạt khoảng 70% nhìn chung hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ tưới tiêu chủ động, số hồ, đập đầu tư từ lâu và đã xuống cấp nay cần được quy hoạch để từng bước đầu tư hoàn thiện.
c. Hệ thống điện nông thôn:
Đường điện trung áp có 118km (35KV và 10KV) do ngành điện trực tiếp quản lý, số trạm biến áp 86 trạm và 143 km đường dây hạ thế 0,4KV. Tỷ lệ dùng điện lưới đạt trên 90%. Tuy nhiên ở một số khu nông thôn chất lượng điện chưa đảm bảo.
d. Tài nguyên nước:
Có 144 công trình cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, các công trình cung cấp nước hầu hết chưa đảm bảo về chất lượng nước và công tác vận hành quản lý chưa được quan tâm do vậy công trình nhanh xuống cấp không có kinh phí sửa chữa, bảo trì.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.1.2.3. Giáo dục, xã hội, nguồn nhân lực
Toàn huyện hiện tại có 54 trường học từ mẫu giáo đến trung học cơ sở, số phòng học 750 phòng. Cụ thể: Mầm non có 18 trường, số phòng học 184 phòng; Tiểu học có 19 trường, số phòng học 325 phòng; Trung học cơ sở có 17 trường, số phòng học 191 phòng.
Các trường học ngoài đầu tư phòng học còn đầu tư xây dựng các nhà điều hành; nhà đa năng; nhà ở công vụ giáo viên và sân chơi, bãi tập thể dục….nhưng chưa đảm bảo theo yêu cầu. Tính đến năm 2010 có 16 trường đạt chuẩn quốc gia (Mầm non 3, Tiểu học 11, THCS 2). Phấn đấu đến năm 2015 có thêm 14 trường đạt chuẩn quốc gia trở lên để có tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia của huyện là 30 trường trở lên.
- Nguồn nhân lực: lao động đang làm việc năm 2011 là 42.500 người (chiếm 51,44% dân số - đây là một tỷ lệ khá cao), nhưng phổ biến là lao động phổ thông. Năm 2010 vẫn còn 1,2 ngàn người lao động chưa có việc làm ổn định.
- Văn hoá: Yên Lập có Khu di tích lịch sử văn hóa Chiến khu các mạng Phục Cổ gắn với du lịch sinh thái cộng đồng tại xã Minh Hòa đang được đầu tư xây dựng; khu di tích lưu niệm Ngô Quang Bích. Chính vì thế mà người dân Yên Lập là những người có phẩm chất yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và tinh thần cần cù, sáng tạo trong công cuộc xây dựng, đổi mới quê hương trong thời kỳ đổi mới.
Tóm lại, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ vẫn có những lợi thế phát triển về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và những đặc điểm riêng về kinh tế - xã hội, huyện có thể khai thác để mở rộng thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển. Đây có thể coi là những lợi thế hết sức cơ bản của địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2. Thực trạng quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản ở huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ từ năm 2009 đến hiện nay
3.2.1. Thực trạng huy động vốn đầu tƣ
Trong 3 năm qua (2009 – 2011), huyện đã khai thác tốt các nguồn thu, huy động và thu hút tốt hơn các nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong đó chủ yếu giành cho đầu tư XDCB. Kết quả nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm sau cao hơn năm trước, tổng vốn đầu tư được huy động và đưa vào nền kinh tế đạt 795,568 tỷ đồng (năm 2009: 159,746 tỷ đồng; năm 2010: 199,733 tỷ đồng; năm 2011: 436,089 tỷ đồng), bao gồm: nguồn NSNN do địa phương quản lý: 419,092 tỷ đồng, chiếm 52,68%; vốn tín dụng đạt: 19,738 tỷ đồng, chiếm 2,48%; vốn đầu tư của các doanh nghiệp đạt: 174,01 tỷ đồng, chiếm 21,87%; vốn huy động của dân đạt: 163,52 tỷ đồng, chiếm 20,55%; vốn nước ngoài đạt: 19,208 tỷ đồng, chiếm 2,41% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Bảng 3.3: Nguồn vốn đầu tƣ phát triển toàn huyện Yên Lập giai đoạn 2009 - 2011 STT Diễn giải 2009 2010 2011 Số tiền (Tỷ đồng) Cơ cấu % Số tiền (Tỷ đồng) Cơ cấu % Số tiền (Tỷ đồng) Cơ cấu % 1 Vốn NSNN 77,812 49,335 100,469 50,3 240,811 55,22 2 Vốn tín dụng 3,537 2,2 4,514 2,26 11,687 2,68
3 Vốn đầu tư của các
doanh nghiệp 40,841 24,9 47,663 23,86 85,506 19,61 4 Vốn của dân và
tư nhân 33,179 20,7 42,174 21,12 88,167 20,22
5 Đầu tư trực tiếp của
nước ngoài 4,377 2,865 4,913 2,46 9,918 2,27
Tổng cộng 159,746 100 199,733 100 436,089 100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Về nguồn vốn đầu tư phát triển toàn huyện Yên Lập thời kỳ 2009 – 2011 ta thấy, nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển có sự tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 2009, tổng vốn đầu tư đạt 159,746 tỷ đồng thì đến năm 2011 là 436,089 tỷ đồng, tăng gấp 2,73 lần so với năm 2009. Trong đó nguồn vốn đầu tư từ NSNN ngày một tăng về giá trị đầu tư. Năm 2009 là 77,812 tỷ đồng, năm 2011 là 240,811 tỷ đồng, gấp 3,09 lần so với năm 2009.
Vốn tín dụng và vốn đầu tư của các doanh nghiệp cũng tăng nhanh, năm 2011 đầu tư 97,193 tỷ đồng, tăng 2,19 lần so với năm 2009, điều đó chứng tỏ huyện đã quan tâm tập trung đầu tư vốn vào những lĩnh vực trực tiếp sản xuất