Một số bài học kinh nghiệm rút ra

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (Trang 62 - 140)

Một là: Tập trung chỉ đạo và làm tốt công tác lập quy hoạch XD, chú trọng quy hoạch chung của tỉnh, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, lãnh thổ, trừ những trường hợp đặc biệt, bất khả kháng, còn không bố trí vốn đối với những công trình XD không có trong quy hoạch, thực hiện công khai hoá quy hoạch bảo đảm dân chủ, khi quy hoạch được duyệt thì phải thực hiện và quản lý đúng và thống nhất.

Hai là: Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hoá, kế hoạch XDCB phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dân và phải được cấp ủy chính quyền các cấp từ cơ sở xem xét và đề nghị, tiến tới xã hội hoá công tác đầu tư và xây dựng, giảm tải các công trình đầu tư, ngân sách Nhà nước, xoá bỏ cơ chế “xin, cho”.

Ba là: Nâng cao chất lượng công tác lập thẩm định phê duyệt dự án, trách nhiệm của cơ quan đầu mối và trách nhiệm cá nhân của người có thẩm quyền quyết định trong từng lĩnh vực và quyết định đầu tư đối với hiệu quả của dự án.

Bốn là: Bố trí cơ cấu vốn đầu tư hợp lý, bảo đảm Nhà nước phải cân đối và kiểm soát được nguồn vốn đầu tư, không triển khai xây dựng các dự án thiếu thủ tục XDCB hoặc không có khả năng cân đối vốn, không để tình trạng triển khai xây dựng rồi mới chạy vốn.

Năm là: Bảo đảm các công trình được bố trí vốn của Nhà nước phải được thanh quyết toán và kiểm toán đúng tiến độ và thời gian.

Sáu là: Nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ đầu tư phải có trách nhiệm trước pháp luật về quản lý vốn Nhà nước đã giao cho, tránh tình trạng khi có sự cố thì đổ lỗi do thiếu chuyên môn nghiệp vụ hoặc điều kiện khách quan gây nên.

Bẩy là: Tích cực mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý dự án đầu tư, giám sát, công tác nghiệp vụ như lập dự án, đấu thầu, thanh quyết toán công trình… đặc biệt là quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý XDCB ở cấp huyện, xã, phường thị trấn, bảo đảm từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

* Quy mô và mục tiêu đầu tư xây dựng công trình?

* Kết quả đầu tư và công tác giải ngân thanh, quyết toán vốn đầu tư cho công trình?

* Những nguyên nhân, hạn chế ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản?

* Những giải pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân, hạn chế trên.

2.2. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận:

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế.

* Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng nhiềuphương pháp nghiên cứu, chủ yếu là:

- Phương pháp phân tích thống kê: Phương pháp này dùng để phân tích các số liệu cụ thể và thường kết hợp với so sánh để làm rõ các vấn đề như tình hình biến động của các hiện tượng qua các giai đoạn thời gian; mức độ hiện tượng; mối quan hệ giữa các hiện tượng.

- Phương pháp so sánh: là phương pháp chủ yếu được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản sau: xác định số gốc để so sánh; xác định điều kiện so sánh; xác định mục tiêu so sánh. Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh tế là xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối theo xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Sử dụng phương pháp so sánh thông qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển... từ đó đưa ra các kết luận có căn cứ khoa học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phương pháp khác: là phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Phân tích tổng hợp kết hợp lịch sử logic, kế thừa các công trình khoa học đã có về lý thuyết và thực tiễn; lượng hoá một số chỉ tiêu đánh quản lý hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB để có thể rút ra kết luận phản ánh đúng thực trạng.

* Các phương pháp thu thập thông tin:

- Thông tin thứ cấp:

Các tài liệu liên quan thu thập tại Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Yên Lập, Ban QLDA các xã, thị trấn Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Tài chính – Kế hoạch huyện Yên Lập; Chi cục Thống kê huyện Yên Lập, Niêm giám thống kê tỉnh Phú Thọ, niêm giám thống kê huyện Yên Lập. Ngoài ra còn có các số liệu thu thập từ các tạp chí, sách báo, internet và số liệu trên các phương tiên thông tin đại chúng.

- Thông tin sơ cấp: Luận văn không sử dụng thông tin sơ cấp.

2.3. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý hiệu quả vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản 2.3.1. Sử dụng vốn đầu tƣ đúng mục đích là tiêu chí định hƣớng đánh giá trình độ quản lý vốn đầu tƣ XDCB.

2.3.1.1. Vốn đầu tư thực hiện theo kế hoạch

Chỉ tiêu này là tỷ lệ % giữa lượng vốn đầu tư thực hiện so với mức vốn kế hoạch đã bố trí.

2.3.1.2. Mức độ thực hiện mục tiêu kế hoạch hiện vật và giá trị

Chỉ tiêu này là tỷ lệ % so sánh giữa mức kế hoạch đạt được của từng mục tiêu so với mục tiêu kế hoạch.

2.3.1.3. Mức độ thực hiện mục tiêu (hiện vật và giá trị) theo nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước chính trị, kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước

Chỉ tiêu này căn cứ vào mục tiêu phấn đấu qui định trong các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Cũng như hai chỉ tiêu trên, chỉ tiêu này

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

được xác định bằng tỷ lệ % giữa chỉ tiêu thực hiện so với chỉ tiêu quy định trong các nghị quyết.

2.3.1.4. Đánh giá hoạt động đầu tư theo định hướng

Đây là chỉ tiêu định tính phản ánh việc thực hiện chủ trương đầu tư, hoặc định hướng đầu tư của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ.

2.3.1.5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế lãnh thổ, cơ cấu quản lý....) lãnh thổ, cơ cấu quản lý....)

Chỉ tiêu này được thể hiện bằng tỷ trọng % của từng thành phần riêng biệt trong tổng số các thành phần của toàn hệ thống của nền kinh tế.

Những chỉ tiêu đánh giá đầu tư đúng mục đích, cũng là những chỉ tiêu đánh giá đầu tư có kết quả và hiệu quả, phản ánh việc sử dụng và quản lý vốn đầu tư trong quá trình hoạt động đầu tư ở mọi khâu, mọi nơi đều an toàn, sử dụng đúng nội dung, đúng địa chỉ. Như vậy, quản lý vốn trong hoạt động đầu tư Xây dụng cơ bản được đảm bảo.

2.3.2. Hệ số huy động tài sản cố định (TSCĐ)

Hệ số huy động TSCĐ là tỷ lệ % so sánh giữa giá trị TSCĐ được hình thành từ vốn đầu tư trong năm so với tổng mức vốn đầu tư trong năm:

Chỉ tiêu này còn gọi là: Hệ số huy động vốn đầu tư trong năm. Về bản chất, khi xác định hệ số này phải so sánh giữa TSCĐ hình thành trong năm từ tổng mức vốn đầu tư trong năm để đầu tư tạo ra tài sản đó. Do đặc điểm sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, thời gian xây dựng dài nên trong thực tế có độ trễ về thời gian thực hiện đầu tư kể từ khi bỏ vốn, đầu tư đến khi hoàn thành, đưa dự án, công trình vào khai thác, sử dụng. Vì vậy chỉ tiêu này không phản ánh đúng hiệu quả đầu tư của năm bỏ vốn, mà là phản ánh hiệu quả đầu tư của

Hệ số huy động TSCĐ =

Giá trị TSCĐ hoàn thành được huy động trong năm Tổng mức vốn đầu tư trong năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vài năm trước đó. Do đó, khi sử dụng chỉ tiêu này để phân tích, đánh giá hiệu quả phải sử dụng theo cả dãy thời gian. Do độ trễ và tính liên tục của đầu tư qua các năm, hệ số huy động vốn đầu tư (TSCĐ) từng năm trong cả dãy hệ số liên tục của các năm được coi là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư của năm đó. Chỉ tiêu hệ số huy động TSCĐ (%) hàng năm là chỉ tiêu tương đối phản ánh mức độ quản lý và sử dụng vốn đầu tư được tập trung hay phân tán? Hệ số huy động TSCĐ cao phản ánh mức độ đầu tư được tập trung cao, thực hiện đầu tư dứt điểm, bám sát tiến độ xây dựng dự án, rút ngắn thời gian xây dựng, giảm chi phí quản lý trong thi công.

2.3.3. Chỉ tiêu cơ cấu thành phần của vốn đầu tƣ

Tổng mức vốn đầu tư gồm có 3 thành phần: xây lắp, thiết bị, và chi phí khác (vốn kiến thiết cơ bản khác). Chỉ tiêu cơ cấu thành phần vốn đầu tư là tỷ trọng (%) từng thành phần vốn đầu tư (vốn xây lắp, vốn thiết bị, chi phí khác) trong tổng mức vốn đầu tư.

VĐT = VXL + VTB + VK

Trong đó: VĐT: Tổng mức vốn đầu tư VXL: Vốn xây lắp

VTB: Vốn thiết bị

VK: Vốn kiến thiết cơ bản khác

Sử dụng chỉ tiêu này để phân tích mức độ an toàn trong quản lý vốn đầu tư XDCB, xem xét tỷ trọng từng thành phần vốn đầu tư thực hiện (tỷ trọng xây lắp, tỷ trọng thiết bị, tỷ trọng chi phí khác) trong tổng vốn đầu tư. Qua đó phân tích xu hướng sử dụng vốn đầu tư của từng thành phần theo hướng tích cực hay tiêu cực để tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Theo xu hướng tích cực thì tỷ trọng thiết bị trong tổng vốn đầu tư ngày càng tăng, tỷ trọng vốn xây lắp, chi phí khác ngày càng giảm. Đó là xu thế có tính quy luật vì sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Tuy nhiên, trong thực tế còn có sự đột biến của các chính sách kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước cũng làm ảnh hưởng đến sự thay đổi về cơ cấu thành phần vốn đầu tư cần được xem xét khi phân tích, đánh giá.

2.3.4. Chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế xã hội

- Mức đóng góp cho ngân sách (các khoản nộp vào ngân sách như thuế doanh thu, thuế đất…)

- Mức giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư (nâng cao mức sống của dân cư do thực hiện dự án)

- Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ: nó cho biết mức độ đóng góp vào cán cân thanh toán của đất nước nhờ có hoạt động đầu tư XDCB

- Một số chỉ tiêu khác:

+ Tác động cải tạo môi trường

+ Nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất, trình độ nghề nghiệp của người lao động

+ Những tác động về xã hội, chính trị, kinh tế, suất đầu tư, tổng lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn đầu tư, tỷ suất lợi nhuận, điểm hoà vốn... và nhiều chỉ tiêu bổ sung khác tuỳ theo mục tiêu, yêu cầu của sự đánh giá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY 3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ ảnh hƣởng đến việc huy động và sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản

3.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

3.1.1.1. Điều kiện địa lý

Yên Lập là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Phú Thọ, có tọa độ địa lý từ 20012’ đến 21033’ vĩ độ Bắc, từ 104052’ đến 105010’ kinh độ Đông. Cụ thể phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Hạ Hòa, phía Đông giáp huyện Cẩm Khê, phía Đông Nam giáp huyện Tam Nông, phía Nam và Tây Nam giáp huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, phía Tây giáp huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái).

Tổng diện tích đất tự nhiên huyện Yên Lập là 43.783,62 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 36.746,98 ha chiếm 83,98%; đất phi nông nghiệp 3.260,44 ha chiếm 7,44%; đất chưa sử dụng 3.776,2 ha chiếm 8,62%. Huyện có 17 đơn vị hành chính, gồm: 01 thị trấn Yên Lập; 16 xã. Yên Lập có 05 xã thuộc vùng an toàn khu (được đầu tư bằng nguồn vốn 229), 10 xã đặc biệt khó khăn được thụ hưởng chương trình 134, 135 của Chính phủ. Năm 2011 dân số của huyện là 82.623 người, bằng 6,1% dân số tỉnh Phú Thọ, mật độ trung bình 188,7 người/km2. Yên Lập có 14 dân tộc, trong đó dân tộc Mường chiếm 70% còn lại là các dân tộc khác: Kinh, Dao, Hơ mông … (theo niêm giám thống kê huyện Yên Lập năm 2011).

3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

* Quỹ đất: Yên Lập là huyện miền núi có địa hình, địa mạo rất phức tạp, có nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn làm cho địa hình bị phân cắt mạnh, qua khảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sát địa hình phần lớn có độ dốc hơn 250, độ cao trung bình so với mặt nước biển là 200m. Diện tích đất chủ yếu là đồi núi nên chỉ phù hợp với trồng rừng sản xuất và trồng rừng phòng hộ.

* Tài nguyên khoáng sản: theo tài liệu điều tra cho thấy khoáng sản của huyện Yên Lập nghèo về chủng loại và chất lượng, chỉ có trữ lượng đá vôi là có trữ lượng khá lớn (hiện có 10 mỏ đá đang khai thác trên địa bàn). Trong tương lai khi các cụm đô thị được xây dựng thì nhu cầu về xi măng, đá xây dựng là rất lớn. Mỏ sắt ở xã Ngọc Đồng, xã Trung Sơn còn đang ở dạng tiềm ẩn đang khảo sát trữ lượng và xác định tỷ lệ sắt của quặng.

* Tiềm năng du lịch: với khu di tích lịch sử văn hóa Chiến khu các mạng Phục Cổ gắn với du lịch sinh thái cộng đồng tại xã Minh Hòa đang được đầu tư xây dựng; Khu di tích lưu niệm Ngô Quang Bích; các nhà sàn dân tộc cổ tại xóm Mít, thị trấn Yên Lập … sẽ là tiềm năng rất lớn để Yên Lập có điều kiện và lợi thế để kết hợp với các tỉnh lân cận mở các tuyến du lịch gắn với chương trình Du lịch về cội nguồn do 3 tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái tổ chức hàng năm.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tăng trưởng kinh tế: từ năm 2006 – 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện đạt tới 9,2%/năm là mức tăng khá cao. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch phù hợp với định hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Thu ngân sách của huyện: là huyện miền núi, nghèo nên mức thu ngân sách từ kinh tế địa phương còn rất thấp, nguồn thu chủ yếu của huyện là từ ngân sách cấp trên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.1: Tăng trƣởng kinh tế, thu ngân sách và đầu tƣ rên địa bàn huyện Yên Lập giai đoạn 2009 – 2011

Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011

Tốc độ tăng trưởng % 12,4 18,7 7,4

Tổng giá trị tăng thêm (giá SS) Tỷ đồng 285,97 339,56 364,8

Tổng thu ngân sách Tr.đồng 9.009,7 23.139,41 12.744,8

Tổng đầu tư Tr.đồng 78.741 103.008 255.177

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Lập

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: cơ cấu kinh tế đã và đang chuyển dịch, tỷ trọng

nông - lâm - thuỷ sản giảm (năm 2009 là 57,8% đến năm 2011 còn 48,6%) trong khi

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (Trang 62 - 140)