Công tác tổ chức thực hiện vốn đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (Trang 114 - 140)

Công tác cấp phát vốn thường rất chậm, nguyên nhân giao kế hoạch chậm cũng có và nguyên nhân do các đơn vị chuẩn bị lập dự án chưa được chu đáo, thiếu tính khoa học, nên thời gian xét duyệt phải kéo dài và làm nhiều lần, làm cho việc lập dự toán và cấp phát vốn bị chậm cũng góp phần làm cho việc cấp phát bị chậm đáng kể, gây dồn ép tiến độ kế hoạch đẩy đơn vị thi công vào thế bị động và cuối năm nhiều đơn vị không sử dụng hết vốn. Tốc độ giải ngân chậm một phần do những người kiểm soát nguồn vốn tài trợ có thể đòi hỏi một tỷ lệ phần trăm hoa hồng thì mới giải ngân để bắt đầu dự án.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương 4

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP

NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2015

4.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 4.1.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2015

Định hướng phát triển của huyện: Đại hội Đảng bộ huyện Yên Lập lần thứ XXII đã đề ra phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm 2011 – 2015 là:

- Tiếp tục đổi mới toàn diện công tác lãnh đạo, tập trung mọi nguồn lực, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của huyện, phấn đấu đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ngày càng vững chắc; nâng cao hiệu quả các nguồn lực đầu tư, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp – dịch vụ - thương mại, giảm dần tỷ trọng sản xuất nông, lâm nghiệp. Áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư thâm canh, nâng giá trị sản phẩm thực tế bình quân trên 1ha cang tác theo hướng sản xuất hàng hóa. Đẩy mạnh việc thu hút, huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là then chốt, coi đây là khâu đột phá quan trọng. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển bền vững, đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường; đẩy lùi các tệ nạn xã hội, giữ vững và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, giải quyết việc làm, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Các mục tiêu chủ yếu:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân: 12,1%/năm trở lên. Trong đó: Nông lâm, thủy sản: 5,6%/năm, Công nghiệp – xây dựng cơ bản: 25,2%/năm, Thương mại dịch vụ: 14,8%/năm.

+ Cơ cấu kinh tế (tính theo giá trị tăng thêm) đến năm 2015: Nông lâm, thủy sản: 39,5%, Công nghiệp – xây dựng cơ bản: 12,9%, Thương mại dịch vụ: 47,6%.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các nhóm ngành chính: Nông lâm, thủy sản: 75,5%, Công nghiệp – xây dựng cơ bản: 12,7%, Thương mại dịch vụ: 11,8%.

+ Giá trị tăng thêm bình quân (giá thực tế): 11,9 triệu đồng/người/năm. Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 10% trở lên so với kế hoạch tỉnh giao, phấn đấu đến năm 2015 thu trên địa bàn đạt 24 tỷ đồng.

+ Về văn hóa, xã hội và môi trường: Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 giảm còn 12% (theo chuẩn mới); tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,28%; số lao động được giải quyết việc làm: 6.200 lao động, trong đó tạo việc làm mới: 4.200 lao động; số lao động được đào tạo trong 5 năm là: 3.700 người; tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 85%(năm 2015); Số trường đạt chuẩn quốc gia từ: 55% trở lên; Duy trì tỷ lệ độ che phủ rừng: 68%; 03 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

4.1.2. Nhu cầu vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện giai đoạn từ nay đến năm 2015

Để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015. Bên cạnh các thuận lợi cơ bản là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, đầu tư xây dựng cơ bản trong những năm tới sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, giá cả, thị trường không ổn định; biến đổi khí hậu, thời tiết, thiên tai có nhiều diễn biến phức tạp khó lường. Nhằm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thúc đẩy nhanh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các lĩnh vực văn hoá - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút được các nguồn lực cho đầu tư XDCB, tận dụng mọi cơ hội từ bên ngoài cho phát triển kinh tế của huyện. Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện từ nay đến năm 2015 như sau:

Bảng 4.1: Nhu cầu về vốn đầu tƣ XDCB huyện Yên Lập giai đoạn 2011 - 2015

TT Hạng mục nguồn vốn Tổng

(Tr.đồng)

Vốn ngân sách Vốn huy động

TW + tỉnh huyện NS Vốn DN dụng Tín Vốn

khác

1 Giao thông – Vận tải 477.000,0 381.000,0 10.000,0 75.000,0 0 11.000,0

2 Thủy lợi 500.000,0 430.000,0 1.000,0 14.000,0 5.000,0 50.000,0

3 Điện 55.000,0 0 0 53.000,0 1.000,0 1.000,0

4 Trường học 150.000,0 140.000,0 2.000,0 0 2.000,0 6.000,0

5 Y tế 50.000,0 45.000,0 0 0 0 5.000,0

6 Cơ sở Văn hoá -

Thể thao 45.000,0 40.000,0 1.000,0 0 0 4.000,0

7 Chợ nông thôn -

TMDV 50.000,0 30.000,0 0 18.000,0 0 2.000,0

8 Tài nguyên và Môi trường 105.000,0 70.000,0 0 20.000,0 0 15.000,0

9 Hạ tầng đô thị 100.000,0 70.000,0 5.000,0 20.000,0 0 5.000,0 Tổng cộng 1.532.000,0 1.206.000, 0 19.000,0 200.000, 0 8.000,0 99.000,0 Tỷ lệ nguồn vốn 100% 78,72% 1,24% 13,05% 0,52% 6,46%

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Yên Lập

4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản ở huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đến năm 2015

4.2.1. Hoàn thiện công tác lập và phân bổ dự toán đầu tƣ XDCB

Lập dự toán đầu tư XDCB là cơ sở để phân bổ vốn cho các dự án đầu tư XDCB, một điều kiện quan trọng trong việc tổ chức thực hiện khi tiến hành đầu tư dự án. Công tác lập dự toán đầu tư xây dựng nói chung và đặc biệt của UBND huyện Yên Lập nói riêng nhất thiết phải tuân theo các quy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

định cụ thể trên cơ sở nguyên tắc tập trung, dân chủ.

Thực tế trong thời gian qua công tác lập và phân bổ dự toán vốn đầu tư XDCB của UBND huyện Yên Lập chưa dựa vào những tài liệu khoa học cụ thể để làm căn cứ xác định toàn bộ các chi phí cần thiết của quá trình đầu tư XDCB, mà quá trình này chủ yếu dựa vào kế hoạch phân bổ vốn hàng năm, tình trạng này gây ra lãng phí vốn rất lớn.

Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian tới, công tác lập và phân bổ dự toán phải căn cứ vào các tài liệu sau đây:

- Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật thi công.

- Khối lượng công tác xây lắp tính theo thiết kế phù hợp với danh mục của đơn giá XDCB.

- Danh mục và số lượng các thiết bị công nghệ, các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất, làm việc, sinh hoạt cần phải lắp đặt theo yêu cầu sản xuất của công trình xây dựng.

- Giá thiết bị theo kết quả đấu thầu hoặc chào hàng cạnh tranh mua sắm thiết bị.

- Định mức các chi phí, phí, lệ phí tính theo tỷ lệ % hoặc các bảng giá theo quy định của Chính Phủ và hướng dẫn của các Bộ tài chính, Bộ xây dựng.

- Các chế độ, chính sách liên quan do Bộ xây dựng và các cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Nếu công tác lập và phân bổ dự toán được thực hiện dựa vào những tài liệu như trên sẽ khắc phục được tình trạng các dự án phân tán, dàn trải, kéo dài, qua đó tiết kiệm được thời gian cũng như vốn đầu tư XDCB, sẽ giải quyết triệt để tình trạng vốn ứ đọng ở khâu xây dựng dở dang. Giải pháp trên được thực hiện tốt sẽ giải quyết được tình trạng dự án đầu tư có quy mô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vượt quá so với nhu cầu thực tế.

4.2.2. Nâng cao chất lƣợng lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tƣ

Lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư là công việc hết sức quan trọng, là khâu quyết định cho sự thành bại của quá trình đầu tư một dự án. Từ những đặc điểm của hoạt động đầu tư XDCB có thể phải chịu nhiều rủi ro và mang tính mạo hiểm cao nên trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư việc nghiên cứu khảo sát tính toán và dự đoán đòi hỏi thật kỹ lưỡng, chính xác, trên tất cả các phương diện nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả vốn đầu tư. Đây là vấn đề quan trọng nhất.

4.2.2.1. Về việc lập dự án

Thông thường những dự án lớn (Dự án quan trọng quốc gia, nhóm A và 1 phần nhóm B) phải lập dự án tiền khả thi rồi đến dự án khả thi. Những dự án còn lại chỉ lập dự án khả thi. Ở huyện Yên Lập lâu nay và sắp tới chủ yếu là dự án đầu tư vừa và nhỏ (nhóm C) nên tôi chỉ đi sâu vào những biện pháp nâng cao chất lượng lập dự án khả thi.

Về việc lập nhóm soạn thảo hoặc thuê tư vấn lập dự án. Để phù hợp với quá trình khai thác sử dụng, chống lãng phí, hình thức và buộc chủ đầu tư gắn trách nhiệm từ đầu với dự án, kiến nghị cấp có thẩm quyền cần lựa chọn người chủ trì lập dự án và quy định người đó sau này sẽ làm Giám đốc Ban QLDA, rồi làm Giám đốc khi hoàn thành giai đoạn xây dựng. Người đó có trách nhiệm điều tra khảo sát phát hiện các tiềm năng, nguồn lực, lợi thế, cơ hội đầu tư và nhu cầu thị trường sản phẩm mình dự kiến sản xuất… để đi đến quyết định lập dự án đầu tư. Trên cơ sở đó người chủ trì có thể lập nhóm soạn thảo hoặc đi thuê tư vấn. Cơ quan tư vấn là tổ chức làm thuê cho chủ đầu tư, do vậy không nên khoán trắng cho họ mà người chủ trì phải chủ động yêu cầu và phối hợp cung cấp thông tin, nhất là quá trình điều tra cơ bản, phải đảm bảo trung thực, khách quan để việc tính toán lựa chọn địa điểm, quy mô, công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghệ, thiết bị, nhu cầu vốn, hiệu quả của dự án được chính xác. Tránh tình trạng chế biến, bóp méo số liệu phục vụ đơn thuần cho việc lập và thông qua dự án một cách hình thức, chiếu lệ. Như vậy dự án đầu tư là sản phẩm của chính người chủ trì. Có như vậy mới tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc thẩm định phê duyệt dự án, thực hiện dự án và vận hành sử dụng dự án. Điều này phù hợp với chế độ quy định là chủ đầu tư phải là người trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án khả thi. Khắc phục tình trạng cấp trên thuê tư vấn lập dự án sau đó giao cho một cơ quan hay một người khác thực hiện.

Thực tế ở huyện Yên Lập thời gian qua cho thấy có 1 số chủ đầu tư đi thuê tư vấn lập dự án với mục tiêu chính là làm thủ tục để “chạy vốn”, miễn là làm sao trình duyệt được.

Về nội dung và phương pháp xác định 1 số chỉ tiêu chủ yếu trong việc lập dự án cần tính toán một cách cụ thể, đầy đủ và kỹ lưỡng hơn. Phấn đấu hạn chế đến mức thấp nhất việc phát sinh, bổ sung điều chỉnh dự án. Cụ thể đáng chú ý 1 số chỉ tiêu sau:

* Tổng mức đầu tư

Do yêu cầu về quản lý đầu tư và xây dựng là:

Tổng mức Tổng dự toán Giá trị

đầu tư  (dự toán)  quyết toán

(a) (b) (c)

Tổng mức đầu tư là giới hạn chi phí tối đa mà người có thầm quyền quyết định đầu tư cho phép nên trong quá trình tính chỉ tiêu này phải rất cụ thể, chi tiết các loại chi phí, phải dự phòng lường yếu tố lạm phát và chi phí phát sinh… phấn đấu không phải xin điều chỉnh tổng mức đầu tư.

* Xác định đúng đắn các yếu tố “đầu ra” của dự án.

Như giá bán sản phẩm, nhu cầu thị trường về sản phẩm của dự án, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dự kiến thị phần của sản phẩm, đây là những điều kiện sinh tồn của dự án. Những vấn đề trên nếu tính toán cảm tính sẽ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phải trả giá đắt khi vận hành và khai thác công trình.

4.2.2.2. Về công tác thẩm định dự án đầu tƣ, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán và phê duyệt dự án đầu tƣ

Thẩm định dự án có vai trò rất quan trọng trong việc giúp cho chủ đầu tư, tổ chức tài trợ vốn đánh giá một cách khách quan tính hợp lý, tính hiệu quả, tính khả thi của dự án giúp cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư được đúng đắn. Thẩm định dự án là một chức năng chủ yếu trong quản lý Nhà nước về đầu tư, thẩm định dự án phải được xem xét toàn diện về quy hoạch xây dựng, các phương án kiến trúc công nghệ, sử dụng đất đai, tài nguyên hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái phương diện tài chính và các khía cạnh xã hội khác đảm bảo dự án có tính khả thi giúp cho người có thẩm quyền ra quyết định đầu tư. Thời gian qua ở huyện Yên Lập việc thẩm định do phòng Kinh tế và Hạ tầng phối hợp với phòng Tài chính – Kế hoạch huyện. Sau một thời gian triển khai cho thấy chất lượng thẩm định dự án còn nhiều hạn chế. Một phần do chất lượng lập dự án thấp, phần do năng lực, trình độ, kinh nghiệm, phương pháp tổ chức thực hiện của cán bộ thực thi còn bất cập. Nên đặt ra yêu cầu phải nâng cao chất lượng thẩm định dự án. Ngoài những nội dung kiểm tra, cần đánh giá một cách khách quan, toàn diện từng chỉ tiêu của dự án. Cơ quan thẩm định quan tâm hơn nữa đến một số chỉ tiêu sau:

- Về tài chính: cần kiểm tra kỹ tổng số vốn, cơ cấu vốn tự có của doanh nghiệp; Nguồn vốn bảo đảm thực hiện dự án. Đây là yếu tố quan trọng quyết định tính khả thi của dự án. Kiểm tra lại kết quả tính toán tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, giá trị hiện tại thuần (NPV), tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), điểm hoà vốn, thời gian thu hồi vốn, là những chỉ tiêu người lập dự án hay tính toán sai hoặc nhầm do cả vô tình và hữu ý.

- Về hiệu quả kinh tế xã hội cần kiểm tra lại các chỉ tiêu: giá trị gia tăng, mức độ giải quyết việc làm, tỷ lệ đóng góp cho NSNN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đều là những vấn đề quan trọng mà chủ dự án khi lập chưa lường trước được.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (Trang 114 - 140)