Giáo dục, xã hội, nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (Trang 73 - 140)

Toàn huyện hiện tại có 54 trường học từ mẫu giáo đến trung học cơ sở, số phòng học 750 phòng. Cụ thể: Mầm non có 18 trường, số phòng học 184 phòng; Tiểu học có 19 trường, số phòng học 325 phòng; Trung học cơ sở có 17 trường, số phòng học 191 phòng.

Các trường học ngoài đầu tư phòng học còn đầu tư xây dựng các nhà điều hành; nhà đa năng; nhà ở công vụ giáo viên và sân chơi, bãi tập thể dục….nhưng chưa đảm bảo theo yêu cầu. Tính đến năm 2010 có 16 trường đạt chuẩn quốc gia (Mầm non 3, Tiểu học 11, THCS 2). Phấn đấu đến năm 2015 có thêm 14 trường đạt chuẩn quốc gia trở lên để có tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia của huyện là 30 trường trở lên.

- Nguồn nhân lực: lao động đang làm việc năm 2011 là 42.500 người (chiếm 51,44% dân số - đây là một tỷ lệ khá cao), nhưng phổ biến là lao động phổ thông. Năm 2010 vẫn còn 1,2 ngàn người lao động chưa có việc làm ổn định.

- Văn hoá: Yên Lập có Khu di tích lịch sử văn hóa Chiến khu các mạng Phục Cổ gắn với du lịch sinh thái cộng đồng tại xã Minh Hòa đang được đầu tư xây dựng; khu di tích lưu niệm Ngô Quang Bích. Chính vì thế mà người dân Yên Lập là những người có phẩm chất yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và tinh thần cần cù, sáng tạo trong công cuộc xây dựng, đổi mới quê hương trong thời kỳ đổi mới.

Tóm lại, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ vẫn có những lợi thế phát triển về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và những đặc điểm riêng về kinh tế - xã hội, huyện có thể khai thác để mở rộng thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển. Đây có thể coi là những lợi thế hết sức cơ bản của địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2. Thực trạng quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản ở huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ từ năm 2009 đến hiện nay

3.2.1. Thực trạng huy động vốn đầu tƣ

Trong 3 năm qua (2009 – 2011), huyện đã khai thác tốt các nguồn thu, huy động và thu hút tốt hơn các nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong đó chủ yếu giành cho đầu tư XDCB. Kết quả nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm sau cao hơn năm trước, tổng vốn đầu tư được huy động và đưa vào nền kinh tế đạt 795,568 tỷ đồng (năm 2009: 159,746 tỷ đồng; năm 2010: 199,733 tỷ đồng; năm 2011: 436,089 tỷ đồng), bao gồm: nguồn NSNN do địa phương quản lý: 419,092 tỷ đồng, chiếm 52,68%; vốn tín dụng đạt: 19,738 tỷ đồng, chiếm 2,48%; vốn đầu tư của các doanh nghiệp đạt: 174,01 tỷ đồng, chiếm 21,87%; vốn huy động của dân đạt: 163,52 tỷ đồng, chiếm 20,55%; vốn nước ngoài đạt: 19,208 tỷ đồng, chiếm 2,41% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Bảng 3.3: Nguồn vốn đầu tƣ phát triển toàn huyện Yên Lập giai đoạn 2009 - 2011 STT Diễn giải 2009 2010 2011 Số tiền (Tỷ đồng) cấu % Số tiền (Tỷ đồng) cấu % Số tiền (Tỷ đồng) cấu % 1 Vốn NSNN 77,812 49,335 100,469 50,3 240,811 55,22 2 Vốn tín dụng 3,537 2,2 4,514 2,26 11,687 2,68

3 Vốn đầu tư của các

doanh nghiệp 40,841 24,9 47,663 23,86 85,506 19,61 4 Vốn của dân và

tư nhân 33,179 20,7 42,174 21,12 88,167 20,22

5 Đầu tư trực tiếp của

nước ngoài 4,377 2,865 4,913 2,46 9,918 2,27

Tổng cộng 159,746 100 199,733 100 436,089 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Về nguồn vốn đầu tư phát triển toàn huyện Yên Lập thời kỳ 2009 – 2011 ta thấy, nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển có sự tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 2009, tổng vốn đầu tư đạt 159,746 tỷ đồng thì đến năm 2011 là 436,089 tỷ đồng, tăng gấp 2,73 lần so với năm 2009. Trong đó nguồn vốn đầu tư từ NSNN ngày một tăng về giá trị đầu tư. Năm 2009 là 77,812 tỷ đồng, năm 2011 là 240,811 tỷ đồng, gấp 3,09 lần so với năm 2009.

Vốn tín dụng và vốn đầu tư của các doanh nghiệp cũng tăng nhanh, năm 2011 đầu tư 97,193 tỷ đồng, tăng 2,19 lần so với năm 2009, điều đó chứng tỏ huyện đã quan tâm tập trung đầu tư vốn vào những lĩnh vực trực tiếp sản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm hàng hoá và lợi nhuận. Thông qua hình thức đầu tư này đã giúp địa phương xây dựng được một số cơ sở vật chất kỹ thuật tạo ra nhiều năng lực sản xuất mới.

Vốn đầu tư của dân và tư nhân tăng với tốc độ nhanh, năm 2011 đầu tư 88,167 tỷ đồng, gấp gần 2,66 lần năm 2009, điều đó chứng tỏ cơ chế chính sách của Nhà nước đã thu hút được nguồn vốn của dân và tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.

3.2.2. Kết quả thực hiện vốn đầu tƣ XDCB của huyện Yên Lập

3.2.2.1 Giới thiệu một số dự án đầu tư xây dựng nổi bật

Trong giai đoạn từ 2009 đến 2011 Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Tài chính – Kế hoạch phối hợp với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện và các Ban quản lý dự án ở các xã thực hiện xây dựng xong và phê duyệt quyết toán được 322 công trình với tổng số vốn đầu tư XDCB được phê duyệt quyết toán là: 191.578,89 triệu đồng, trong đó:

+ Giao thông 72 công trình chiếm tỷ trọng 22,36%. + Thủy lợi 47 công trình chiếm tỷ trọng 14,6%. + Giáo dục 84 công trình chiếm tỷ trọng 26,09%. + Văn hóa 16 công trình chiếm tỷ trọng 4,97%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Quản lý nhà nước 26 công trình chiếm tỷ trọng 8,07%. + Điện 14 công trình chiếm tỷ trọng 4,35%.

+ Nước sạch 35 công trình chiếm tỷ trọng 10,87%. + Các dự án khác 28 chiếm tỷ trọng 8,7%.

Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Yên Lập được triển khai trên toàn huyện, chúng ta phân tích 3 dự án nổi bật đại diện

Bảng 3.4: Các công trình tiêu biểu đƣợc đầu tƣ trên địa bàn huyện Yên Lập giai đoạn 2009 – 2011. ĐVT: Triệu đồng STT Tên công trình Thời gian thi công (tháng) Giá trị dự toán xây lắp Giá trị phê duyệt quyết toán xây lắp Tăng (+), giảm (-) so với dự toán

1 Trụ sở UBND huyện Yên

Lập, tỉnh Phú Thọ. 16 5.782,5 5.854,5 72,0

2 Trụ sở và khuôn viên

HĐND&UBND xã Trung Sơn 18 4.250,0 4.457,5 207,5 3 Trụ sở HĐND&UBND xã

Mỹ Lương 14 3.200,0 3.240,0 40

- Công trình trụ sở UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ có giá trị dự toán xây lắp được duyệt lớn nhất (5.782,5 triệu đồng), tiếp đó là công trình trụ sở và khuôn viên HĐND&UBND xã Trung Sơn (4.250,0 triệu đồng), sau cùng là công trình trụ sở HĐND&UBND xã Mỹ Lương (3.200,0 triệu đồng). Qua phân tích cho thấy:

- Chênh lệch giữa phê duyệt quyết toán vốn đầu tư XDCB và giá trị dự toán xây lắp được duyệt của:

+ Công trình trụ sở UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ là thấp nhất: 72,0 triệu đồng chiếm 1,24% tổng mức vốn đầu tư ban đầu.

+ Công trình trụ sở HĐND&UBND xã Mỹ Lương là: 40 triệu đồng chiếm 1,25% tổng mức vốn đầu tư.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Công trình trụ sở và khuôn viên HĐND&UBND xã Trung Sơn là cao nhất: 207,5 triệu đồng chiếm 4,88% tổng mức vốn đầu tư.

- Thời gian từ lúc khởi công xây dựng công trình đến khi công trình hoàn thành của:

+ Công trình trụ sở UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ là trung bình: 16 tháng

+ Công trình trụ sở HĐND&UBND xã Mỹ Lương là ngắn nhất: 14 tháng + Công trình trụ sở và khuôn viên HĐND&UBND xã Trung Sơn là dài nhất. Như vậy công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của công trình trụ sở UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ là tốt nhất, công trình trụ sở HĐND&UBND xã Mỹ Lương là trung bình và công trình trụ sở và khuôn viên HĐND&UBND xã Trung Sơn là yếu kém nhất. Sở dĩ có tình trạng trên là do:

Công trình UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ được UBND huyện Yên Lập coi là một công trình trọng điểm, là nơi làm việc của toàn thể các cán bộ công chức, viên chức của huyện do Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban quản lý dự án, địa điểm lại ở trung tâm huyện (gần nơi làm việc tạm thời của UBND huyện) cho nên thường xuyên có sự kiểm tra đôn đốc của lãnh đạo UBND huyện Yên Lập, công tác giải ngân vốn được thực hiện rất nhanh chóng và thuận tiện. Quá trình đấu thầu diễn ra công khai và đơn vị trúng thầu là đơn vị có uy tín đó là: Xí nghiệp xây dựng Tây Phương (có trụ sở tại thị trấn Yên Lập, huyện Yên Lập), vì thế công trình được tổ chức thi công và đưa vào khai thác sử dụng đúng theo Quyết định của Chủ tịch UBND huyện Yên Lập. Công trình từ lúc lập hồ sơ ban đầu đến khi kết thúc thi công bàn giao đưa vào sử dụng đã tuân thủ nghiêm túc tất cả các quy định về quản lý đầu tư của Chính Phủ và các Bộ quản lý, công trình đạt chất lượng cao, chế độ thanh toán được kiểm tra kiểm soát chặt chẽ, hợp pháp không để xảy ra lãng phí.

Công trình trụ sở và khuôn viên HĐND&UBND xã Trung Sơn do xa cách về mặt địa lý, địa hình đồi núi đi lại khó khăn cho nên không có sự giám

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sát thường xuyên liên tục của lãnh đạo UBND huyện Yên Lập, đây là công trình có quy mô lớn nhưng qua kiểm tra thì Phòng Kinh tế và Hạ tầng phát hiện: Ban quản lý dự án xã Trung Sơn không tổ chức đấu thầu theo quy định mà lại chỉ định thầu, đơn vị được chọn thi công không đủ uy tín và năng lực cho nên đã gây nhiều thất thoát lãng phí trong quá trình xây dựng, thêm vào đó là sự quản lý lỏng lẻo, thiếu tinh thần trách nhiệm, năng lực yếu của Ban quản lý dự án đã gây ra sự lãng phí cho công trình rất lớn.

3.2.2.2. Giá trị TSCĐ của UBND huyện Yên Lập

Đối với UBND huyện Yên Lập, giá trị Tài sản cố định hình thành chính là vốn đầu tư XDCB được UBND huyện phê duyệt quyết toán. Như vậy trong giai đoạn 2009 - 2011, giá trị tài sản cố định hình thành của UBND huyện Yên Lập trị giá: 191.580 triệu đồng với 322 công trình được hoàn thành trên toàn huyện.

Biểu đồ 1: TSCĐ của UBND huyện Yên Lập giai đoạn 2009 - 2011

Qua biểu đồ số 1 cho thấy: giá trị tài sản cố định của UBND huyện Yên Lập hình thành tăng nhanh qua các năm: nếu như năm 2009 giá trị TSCĐ của huyện mới là: 58.576 triệu đồng thì đến năm 2011 tăng lên 68.534 triệu đồng, gấp 1,17 lần so với năm 2009. Sở dĩ có được kết quả như thế là do được sự

Triệu đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quan tâm của Đảng và Nhà nước đã đầu tư cho huyện qua các chương trình, dự án như: 134, 135, 229, chương trình kiên cố hóa trường, lớp học từ đó tạo thuận lợi trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội các xã trong huyện.

3.2.2.3. Hệ số huy động tài sản cố định

Hệ số huy động TSCĐ là tỷ lệ % so sánh giữa giá trị TSCĐ được hình thành từ vốn đầu tư trong năm so với tổng mức vốn đầu tư trong năm:

Bảng 3.5: Hệ số huy động TSCĐ của UBND huyện Yên Lập giai đoạn 2009-2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2009-2011

Tổng mức đầu tư ban đầu 90.835 81.029 77.956 249.820

Tổng quyết toán được phê duyệt 58.576 64.450 68.534 191.580

Hệ số huy động TSCĐ (%) 64,49 79,54 87,91 76,68

Nguồn: Phòng Kinh tế và Hạ tầng – Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện

Qua bảng 3.5 cho thấy: Hệ số huy động tài sản cố định của huyện Yên Lập tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 2009 hệ số huy động tài sản cố định của huyện mới có: 64,49% thì đến năm 2011 tăng lên 87,91% gấp hơn 1,36 lần so với năm 2009, điều này phản ánh mức độ quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB của UBND huyện Yên Lập năm sau so với năm trước được tập trung, mức độ đầu tư được tập trung cao hơn, thực hiện đầu tư dứt điểm, bám sát tiến độ xây dựng dự án, rút ngắn thời gian xây dựng, giảm chi phí quản lý trong quá trình thi công xây dựng. Sở dĩ có được kết quả này là do:

- Trình độ quản lý vốn đầu tư XDCB của các Ban quản lý dự án đã từng bước được nâng lên qua các năm.

- UBND huyện Yên Lập đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong quá trình tổ chức quản lý vốn đầu tư XDCB

- Số người phụ trách công tác quản lý đầu tư XDCB của UBND huyện đã được bổ sung và tăng lên hàng năm cả về số lượng và chất lượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuy nhiên hệ số huy động TSCĐ ở UBND huyện Yên Lập giai đoạn 2009 – 2011 còn thấp so với mặt bằng chung trong cả nước. Sở dĩ có tình trạng này là do: Một số Ban quản lý dự án còn có tâm lý trông chờ, ỷ lại, cho rằng: Vốn đầu tư XDCB của UBND huyện Yên Lập chủ yếu do ngân sách Nhà nước cấp cho nên không có cơ chế thu hồi vốn đầu tư. Chính tâm lý này đã khiến cho một số Ban quản lý dự án không phát huy hết trách nhiệm được giao, chưa bám sát địa bàn được giao quản lý, chưa thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ, mặc dù những Ban quản lý dự án có suy nghĩ như thế không phải là nhiều song cần phải được chấn chỉnh kịp thời từ phía lãnh đạo UBND huyện Yên Lập.

3.2.2.4 Tổ chức lập và phân bổ dự toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Yên Lập huyện Yên Lập

Bảng 3.6: Kết quả lập và phân bổ dự toán vốn đầu tƣ XDCB của UBND huyện Yên Lập giai đoạn (2009-2011)

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Vùng thượng huyện - Tổng vốn đầu tư XDCB - Số dự án bố trí - Bình quân vốn/dự án 40.106,5 31 1.293,8 35.112,0 44 798,0 27.564,0 37 745,0 Vùng trung huyện - Tổng vốn đầu tư XDCB - Số dự án bố trí - Bình quân vốn/dự án 30.224,0 40 755,6 27.565,0 39 706,8 30.451,0 41 742,7 Vùng hạ huyện - Tổng vốn đầu tư XDCB - Số dự án bố trí - Bình quân vốn/dự án 20.504,5 29 707,1 18.352,0 32 573,5 19.941,0 29 687,6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng 3.6 cho thấy: Công tác lập và phân bổ vốn đầu tư XDCB hàng năm của UBND huyện Yên Lập phân tán, dàn trải, kéo dài, một số dự án chưa đủ điều kiện đã ghi kế hoạch, qua kiểm tra định kỳ của Phòng Kinh tế và Hạ tầng cho thấy có khoảng 10% số dự án của các xã vùng thượng huyện chưa đủ điều kiện đã tiến hành lập dự toán. Trong điều kiện vốn đầu tư XDCB còn thiếu và quá ít so với nhu cầu XDCB của huyện thì việc bố trí quá nhiều công trình, dự án đã khiến cho vốn ứ đọng ở khâu xây dựng dở dang rất lớn thường là từ 30%-40% tổng vốn đầu tư, bên cạnh đó còn có tình trạng: do những mối “quan hệ”, rất nhiều dự án chưa đủ điều kiện đã được bố trí danh mục dự án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (Trang 73 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)