Kinh nghiệm quản lý vốn ở tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (Trang 59 - 61)

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn 2006 – 2010 là: 37.126 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước: 5.990 tỷ đồng chiếm 16,1%, chiếm tỷ trọng chủ yếu là nguồn vốn của dân và doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 41%.

Tuy nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cho XDCB ít nhưng được quản lý chặt chẽ, có nề nếp theo quy định của pháp luật nên đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt: cơ sở hạ tầng kinh tế nông nghiệp và hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh khai thác có hiệu quả như: Quốc lộ 10, cầu Tân Đệ, cầu Vô Hối, cầu Trà Lý… Hạ tầng văn hoá xã hội, y tế, giáo dục phúc lợi công cộng được ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Tốc độ đô thị hoá nhanh, thị xã Thái Bình đã được nâng cấp từ loại 4 lên thành phố loại 3 thuộc tỉnh, quy hoạch mở rộng các thị trấn thị tứ bảo đảm giao lưu giữa các xã, các huyện trong tỉnh thông suốt.

Để nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Nhà nước Thái Bình đã tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Tập trung chỉ đạo và làm tốt công tác lập quy hoạch XD, chú trọng quy hoạch chung của tỉnh, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, lãnh thổ, trừ những trường hợp đặc biệt, bất khả kháng, còn không bố trí vốn đối với những công trình XD không có trong quy hoạch, thực hiện công khai hoá quy hoạch bảo đảm dân chủ, khi quy hoạch được duyệt thì phải thực hiện và quản lý đúng và thống nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hoá, kế hoạch XDCB

phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân và phải được cấp ủy chính quyền các cấp từ cơ sở xem xét và đề nghị, tiến tới xã hội hoá công tác đầu tư và xây dựng, giảm tải các công trình đầu tư, ngân sách Nhà nước, xoá bỏ cơ chế “xin, cho”. Nâng cao chất lượng công tác lập thẩm định phê duyệt dự án, trách nhiệm của cơ quan đầu mối và trách nhiệm cá nhân của người có thẩm quyền quyết định trong từng lĩnh vực và quyết định đầu tư đối với hiệu quả của dự án.

- Bố trí cơ cấu vốn đầu tư hợp lý, bảo đảm Nhà nước phải cân đối và kiểm soát được nguồn vốn đầu tư, không triển khai xây dựng các dự án thiếu thủ tục XDCB hoặc không có khả năng cân đối vốn, không để tình trạng triển khai xây dựng rồi mới chạy vốn.

- Nâng cao chất lượng tư vấn lập dự án, thiết kế, thẩm định, giám sát, chất lượng nhà thầu thi công xây lắp, bảo đảm đúng trình tự thủ tục quy định

của Luật Xây dựng, các Nghị định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Xây dựng và Quy chế quản lý của UBND tỉnh, kiên quyết không điều chỉnh tổng mức đầu tư hoặc thay đổi thiết kế khi dự án đã được đấu thầu.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng công trình, nâng cao chất lượng hệ thống thanh tra chuyên ngành, trung tâm kiểm định chất lượng, mở rộng giám sát của cộng đồng. Thành lập hội đồng tư vấn phản biện của tỉnh để phản biện các dự án công trình trước khi trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Bảo đảm các công trình được bố trí vốn của Nhà nước phải được thanh quyết toán và kiểm toán đúng tiến độ và thời gian. Củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy các ban quản lý dự án của các ngành và hệ thống quản lý nhà nước về XDCB ở cả 3 cấp, tỉnh, huyện, xã, (phường, thị trấn).

- Nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ đầu tư phải có trách nhiệm trước pháp luật về quản lý vốn Nhà nước đã giao cho, tránh tình trạng khi có sự cố thì đổ lỗi do thiếu chuyên môn nghiệp vụ hoặc điều kiện khách quan gây nên. Tích cực mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý dự án đầu tư,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giám sát, công tác nghiệp vụ như lập dự án, đấu thầu, thanh quyết toán công trình… đặc biệt là quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý XDCB ở cấp huyện, xã, phường thị trấn, bảo đảm từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao (Nguyễn Hồng Chương – Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn nhà nước ở Thái Bình: Thực trạng – Giải pháp và kiến nghị - TC Người xây dựng THXDVN).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (Trang 59 - 61)