Tổ chức lập và phân bổ dự toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (Trang 80 - 82)

2009 – 2011 còn thấp so với mặt bằng chung trong cả nước. Sở dĩ có tình trạng này là do: Một số Ban quản lý dự án còn có tâm lý trông chờ, ỷ lại, cho rằng: Vốn đầu tư XDCB của UBND huyện Yên Lập chủ yếu do ngân sách Nhà nước cấp cho nên không có cơ chế thu hồi vốn đầu tư. Chính tâm lý này đã khiến cho một số Ban quản lý dự án không phát huy hết trách nhiệm được giao, chưa bám sát địa bàn được giao quản lý, chưa thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ, mặc dù những Ban quản lý dự án có suy nghĩ như thế không phải là nhiều song cần phải được chấn chỉnh kịp thời từ phía lãnh đạo UBND huyện Yên Lập.

3.2.2.4 Tổ chức lập và phân bổ dự toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Yên Lập huyện Yên Lập

Bảng 3.6: Kết quả lập và phân bổ dự toán vốn đầu tƣ XDCB của UBND huyện Yên Lập giai đoạn (2009-2011)

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Vùng thượng huyện - Tổng vốn đầu tư XDCB - Số dự án bố trí - Bình quân vốn/dự án 40.106,5 31 1.293,8 35.112,0 44 798,0 27.564,0 37 745,0 Vùng trung huyện - Tổng vốn đầu tư XDCB - Số dự án bố trí - Bình quân vốn/dự án 30.224,0 40 755,6 27.565,0 39 706,8 30.451,0 41 742,7 Vùng hạ huyện - Tổng vốn đầu tư XDCB - Số dự án bố trí - Bình quân vốn/dự án 20.504,5 29 707,1 18.352,0 32 573,5 19.941,0 29 687,6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng 3.6 cho thấy: Công tác lập và phân bổ vốn đầu tư XDCB hàng năm của UBND huyện Yên Lập phân tán, dàn trải, kéo dài, một số dự án chưa đủ điều kiện đã ghi kế hoạch, qua kiểm tra định kỳ của Phòng Kinh tế và Hạ tầng cho thấy có khoảng 10% số dự án của các xã vùng thượng huyện chưa đủ điều kiện đã tiến hành lập dự toán. Trong điều kiện vốn đầu tư XDCB còn thiếu và quá ít so với nhu cầu XDCB của huyện thì việc bố trí quá nhiều công trình, dự án đã khiến cho vốn ứ đọng ở khâu xây dựng dở dang rất lớn thường là từ 30%-40% tổng vốn đầu tư, bên cạnh đó còn có tình trạng: do những mối “quan hệ”, rất nhiều dự án chưa đủ điều kiện đã được bố trí danh mục dự án bố trí đủ điều kiện để được cấp phát hết vốn, trong khi các dự án khác lại thiếu vốn, điều này đã gây lãng phí vốn nghiêm trọng.

Tổng số vốn đầu tư XDCB, bình quân vốn đầu tư XDCB/dự án của vùng thượng huyện là cao nhất, sau đó là vùng trung huyện trung bình, vùng hạ huyện là thấp nhất. Như vậy quy mô của một dự án đầu tư XDCB của vùng thượng huyện là lớn nhất, điều này phản ánh công tác quản lý vốn của các ban quản lý dự án khu vực vùng thượng huyện là kém nhất, qua kiểm tra thực tế cho thấy: phần lớn các dự án đầu tư XDCB của vùng thượng huyện đều có quy mô lớn vượt quá so với nhu cầu thực tế, nhiều dự án đã xây dựng xong nhưng không thể quyết toán. Năm 2009 vùng thượng huyện có tổng số 31 dự án được đầu tư với tổng số vốn đầu tư XDCB: 40.106,5 triệu đồng đã thực hiện xong, nhưng chỉ có 20 dự án được đưa vào sử dụng và quyết toán xong, có 4 dự án đó là: Đường giao thông khu trung tâm các xã: Xuân Thủy, Hưng Long; Nhà lớp học - Trường Mầm non xã Lương Sơn; Nhà lớp học - Trường THCS xã Mỹ Lung đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được quyết toán do còn thiếu nhiều thủ tục hồ sơ như: Quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận đơn vị trúng thầu, hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Một hiện tượng khác cũng tương đối phổ biến là khi lập và phê duyệt tổng dự toán, dự toán không theo sát các định mức kinh tế kỹ thuật của Nhà nước đã ban hành, không sát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

với thực tế từng khu vực, thoát ly giá cả thực tế trên thị trường trong từng thời kỳ, dẫn đến phê duyệt tổng mức đầu tư quá chênh lệch so với thực tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (Trang 80 - 82)