a. Công tác lập và quản lý quy hoạch
Quy hoạch ngành nông nghiệp, quy hoạch xây dựng chi tiết còn thiếu hoặc đã quá cũ, lạc hậu. Một số quy hoạch vừa mới lập và phê duyệt đã xin
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sửa đổi, bổ sung. Quy hoạch xây dựng không đồng bộ, chất lượng quy hoạch thấp. Nhiều quy hoạch chưa phù hợp với điều kiện thực tế dẫn đến khi thực hiện dự án gây lãng phí, nhất là khâu đền bù giải phóng mặt bằng.
Việc phối kết hợp giữa ngành với ngành, giữa ngành với cấp trong việc lập quy hoạch còn hạn chế, trình độ của đơn vị tư vấn lập quy hoạch chưa cao, do đó có những quy hoạch vừa mới duyệt xong đã phải phê duyệt lại.
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã làm theo chương trình quốc gia nông thôn mới nhưng chất lượng quy hoạch còn thấp.
Công tác quản lý quy hoạch còn buông lỏng. Phân công, phân cấp không rõ ràng, thiếu một khung pháp lý đầy đủ cho việc lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch, thiếu sự chỉ đạo và hướng dẫn thống nhất về các vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch, thiếu kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch.
Nhiều đơn vị, cá nhân chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác quy hoạch. Việc phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quá trình lập quy hoạch ngành, lãnh thổ chưa thống nhất, thiếu sự phối hợp nên xảy ra tình trạng quy hoạch chồng chéo và không ăn khớp giữa quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, lãnh thổ.
Các quy hoạch sau khi được duyệt chưa công bố rộng rãi để các tổ chức, cá nhân được biết và thực hiện theo quy hoạch.
b. Công tác lập kế hoạch và bố trí vốn đầu tư.
Công tác lập kế hoạch trong các năm qua đã được triển khai sớm, dân chủ, công khai, chấp hành nghiêm túc các quy định, nguyên tắc, định hướng của Chính phủ, của Ban Thường vụ Huyện uỷ và Nghị quyết của HĐND huyện; UBND huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch theo đúng các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng. Hàng năm tỉnh đã xác định và ưu tiên đầu tư cho các công trình, dự án trọng điểm, các công trình phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc và bố trí vốn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đối ứng; các vùng kinh tế tổng hợp; các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất có lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển xã hội. Đã thực hiện việc rà soát thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình dự án ưu tiên đầu tư, hiện trạng các công trình XDCB, khả năng cân đối để phân bổ và bố trí vốn đầu tư từ nguồn ngân sách do địa phương quản lý.
Bảng 3.10: Kế hoạch đầu tƣ XDCB cho toàn huyện giai đoạn 2009 - 2011
Đơn vị: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Tổng cộng 90.835 81.029 77.956
1 Công trình giao thông 44.283,29 16.090,00 32.830,00
2 Công trình án thủy lợi 8.677,00 9.336,00 10.022,00
3 Công trình nước sạch 17.403,00 7.420,00 453,00
4 Công trình giáo dục 9.850,00 19.832,20 15.278,65
5 Công trình văn hóa 1.175,90 2.446,90 1.872,50
6 Công trình y tế 1.203,63 841,74 1.246,50
7 Công trình quản lý nhà nước 7.172,10 4.981,30 7.257,00
8 Công trình Điện 212,72 18.506,82 634,80
9 Các dự án khác 858,57 1547,10 8.362,70
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Yên Lập
Mặt khác, lượng nợ đọng vốn XDCB từ nguồn vốn ngân sách còn lớn, nhiều công trình hoàn thành nhưng chưa có khả năng thanh toán và thiếu khả năng cân đối. Khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư từ ngân sách hàng năm cho đầu tư xây dựng còn rất hạn hẹp, chỉ đáp ứng được từ 70-80% nhu cầu, trong khi đó số lượng các dự án đầu tư do các đơn vị trình duyệt và đề xuất ngày càng nhiều, trên thực tế số lượng dự án được duyệt đã không phù hợp với khả năng cân đối.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.11: Giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB huyện Yên Lập giai đoạn 2009 - 2011
Đơn vị: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011
1
Về nguồn vốn ngân sách do địa phương
quản lý đưa vào cân đối 90.835 81.029 77.956
2 Số công trình bố trí kế hoạch (công trình) 100 115 107
- Số công trình quyết toán 75 87 90
- Số công trình chuyển tiếp 15 17 9
- Số công trình khởi công mới 10 13 8
3 Số công trình hoàn thành đưa vào sử dụng
còn thiếu vốn thanh toán (công trình) 30 36 45
4 Giá trị khối lượng thực hiện 82.168 65.360 44.052
5 Số vốn còn thiếu để thanh toán khối lượng 8.667 15.669 33.904
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Yên Lập
Nguyên nhân của tình trạng nợ đọng vốn XDCB từ nguồn vốn ngân sách là:
- Nhiều chủ đầu tư và các đơn vị chủ quản còn tư tưởng cho rằng nếu công trình được duyệt sử dụng vốn ngân sách thì cứ triển khai xây dựng, không quan tâm nhiều đến khả năng cân đối vốn trong kế hoạch hàng năm, nếu thi công vượt khối lượng được giao sẽ chờ xin vốn Nhà nước để bổ sung thanh toán, làm mất cân đối giữa mục tiêu đầu tư và khả năng cân đối vốn của kế hoạch năm sau.
- Chưa có những giải pháp cụ thể và có hiệu lực để thống nhất trong quản lý nhằm kiểm soát và hạn chế được việc duyệt dự án đầu tư không cân đối với khả năng nguồn vốn hiện có hoặc triển khai thực hiện vượt khả năng cân đối vốn hàng năm. Vốn để lại đối ứng không đáp ứng được yêu cầu.
- Nhiều công trình với lượng vốn bố trí quá ít nên với lượng vốn đó sẽ không đủ để hoàn thành một hạng mục. Việc bố trí vốn cho xây lắp, thiết bị và kiến thiết cơ bản khác trong một dự án còn chia đều theo tỷ lệ, trong khi chi trả cho tư vấn cần phải thực hiện trước vì tư vấn đã hoàn thành hợp đồng, đủ điều kiện thanh toán.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ví dụ: Công trình Đường nhánh Trung tâm cụm xã Lương sơn là công trình khởi công mới năm 2009, có tổng mức đầu tư là 638,4 triệu đồng, bố trí kế hoạch năm 2009 là 200,0 triệu đồng; Dự án Đường GTNT khu Hang Đùng – Đá Bàn xã Ngọc Lập là dự án chuyển tiếp có tổng mức đầu tư được duyệt là 1.495 triệu đồng, đã bố trí kế hoạch năm 2009 là 550,0 triệu đồng, năm 2010 kế hoạch bố trí là 500,0 triệu đồng và đến năm 2011 bố trí kế hoạch vốn là: 150,0 triệu đồng; tổng cộng mới bố trí được 1.200,0 triệu đồng.
Nguyên nhân của tình trạng bố trí kế hoạch dàn trải là do chủ trương đầu tư: Cho lập dự án mới còn nhiều, trong khi khả năng bố trí vốn để đầu tư xây dựng còn bị hạn chế. Hàng năm có kế hoạch chuẩn bị đầu tư, xong số dự án ghi danh mục chuẩn bị đầu tư vẫn còn nhiều, mặt khác trong năm phát sinh thêm không ít chủ trương cho lập dự án.
Một số dự án chưa triển khai thực hiện đã có chủ trương cho lập lại, thay đổi quy mô hoặc phát sinh khối lượng. Các xã, thị trấn trình UBND huyện xin chủ trương đầu tư quá nhiều đây là nguyên nhân chính dẫn đến đầu tư dàn trải.
Ví dụ: Công trình trường mầm non xã Mỹ Lung là công trình phục vụ cho công tác di dân tái định cư huyện đã bố trí kế hoạch năm 2010 nhưng phê duyệt lại dự án do phải chuyển địa điểm xây dựng.
Một số dự án khi xin chủ trương cho lập dự án, chủ đầu tư đề nghị phê duyệt dự án để xin tài trợ quốc tế hoặc hỗ trợ từ các nguồn vốn của Trung ương, tỉnh nhưng sau một thời gian không có nguồn, lại xin chuyển sang phần vốn đã được phân bổ cho ngân sách huyện, làm cho lượng ngân sách đầu tư xây dựng của huyện đã hạn hẹp lại càng khó khăn hơn.
Ví dụ: Nhà Hội trường UBND xã Mỹ Lương với tổng mức đầu tư được phê duyệt là 1.850 triệu đồng, trong quyết định phê duyệt dự án về phần nguồn vốn là: Ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn vốn khác, nhưng năm 2010 ngân sách tỉnh chỉ bố trí 500,0 triệu đồng, nguồn vốn còn thiếu xin
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chuyển sang phần vốn của ngân sách huyện. Do đó, công trình phải bổ sung vào kế hoạch vốn ngân sách huyện năm 2011.
Trong quy chế quản lý đầu tư và xây dựng quy định đối với các dự án nhóm C, cơ quan quyết định đầu tư phải bảo đảm cân đối vốn đầu tư để thực hiện dự án không quá 2 năm; nhóm B không quá 4 năm, nhưng trên thực tế một số dự án nhóm C kéo dài quá 2 năm, nhóm B quá 4 năm, số lượng các dự án đầu tư do các đơn vị đề xuất vẫn khá lớn, vượt khả năng cân đối vốn hàng năm. Nhu cầu vốn đối ứng cho các dự án ODA do tỉnh quản lý, của các bộ quản lý cũng rất lớn, chưa đủ vốn cân đối trong kế hoạch đầu tư hàng năm của tỉnh.
Ví dụ: Công trình Đường GTNT khu Hang Đùng – Đá Bàn xã Ngọc Lập có tổng mức đầu tư theo quyết định phê duyệt là 1.495 triệu đồng, là dự án nhóm C nhưng đã bố trí kế hoạch vốn đầu tư kéo dài 3 năm từ 2009 – 2011 hiện vẫn chưa đủ vốn.
- Công tác kế hoạch hoá vốn đầu tư đến nay mới làm được các nguồn vốn ngân sách đầu tư tập trung, vốn ODA và các Chương trình mục tiêu. Còn nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước chưa phản ảnh trong kế hoạch. Việc tổ chức theo dõi các nguồn vốn đầu tư của Trung ương, nguồn tài trợ của nước ngoài đầu tư, vốn đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, của dân cư chưa đầy đủ, kịp thời. Đầu tư phát triển của khu vực ngoài quốc doanh chưa có định hướng và quản lý của Nhà nước mà thường mang tính tự phát.