Kinh nghiệm quản lý vốn ở tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (Trang 61 - 62)

Từ năm 2006 đến nay, cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng vốn ngân sách, tăng vốn tín dụng đầu tư và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, hiện dư nợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách còn khá lớn, gây khó khăn cho công tác quản lý và thu ngân sách Nhà nước theo quy định.

Từ năm 2006 - 2010, huy động vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đạt hơn 83.000 tỷ đồng, riêng năm 2011 đạt hơn 36.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước 7.520 tỷ đồng (chiếm 21% tổng nguồn). Vốn ngân sách Nhà nước chủ yếu đầu tư phát triển các công trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Thực hiện việc đầu tư phát triển đã góp phần tăng thêm năng lực sản xuất cho các ngành, các lĩnh vực; cải thiện đáng kể hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở, tham gia vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, hàng năm, Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa đã giải ngân nguồn vốn xây dựng cơ bản đạt từ 95% đến 96% kế hoạch năm. Trong đó, Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa luôn phối hợp với các ngành chức năng như: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, tham mưu cho UBND tỉnh, thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra tiến độ xây dựng và đôn đốc các chủ đầu tư hoàn chỉnh hồ sơ thanh toán hoàn ứng khối lượng của dự án. Định kỳ hàng quý, kho bạc gửi công văn đôn đốc hoàn ứng đến chủ đầu tư (ban quản lý dự án). Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt, sát thực tế nên có nhiều chuyển biến tích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cực, từ khâu chủ trương đầu tư đến hoàn thành, quyết toán đưa dự án vào sử dụng. Đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước và Trái phiếu Chính phủ, năm 2011, đã hoàn thành đưa vào sử dụng 126 dự án, hạng mục công trình; nâng cấp, làm mới hơn 50 km đường nối các huyện ở miền núi phía Tây của tỉnh, đường đến trung tâm của xã chưa có đường ô tô; 355 km đường giao thông nông thôn; kiên cố hóa 515 phòng học; đưa vào sử dụng 51 công trình nước sạch; tăng thêm 420 giường bệnh; tiếp tục đầu tư nâng cấp 20 bệnh viện đa khoa tuyến huyện và một số bệnh viện tuyến tỉnh...

Để đảm bảo cho công tác quản lý vốn và thu ngân sách Nhà nước theo quy định, các chủ đầu tư (ban quản lý dự án) cần rà soát kỹ tiến độ thực hiện dự án để tập trung tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhằm sớm hoàn thành đưa vào sử dụng. Các cấp, các ngành cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản nhằm chống thất thoát, lãng phí và nâng cao hiệu quả đầu tư; thường xuyên giao ban với các chủ đầu tư, nhà thầu để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Các chủ đầu tư (ban quản lý dự án) đôn đốc các nhà thầu khẩn trương hoàn ứng, nhất là các dự án có số dư ứng lớn, các dự án có số dư tạm ứng từ năm 2010 trở về trước; kịp thời lập hồ sơ thanh toán đối với những khối lượng hoàn thành đã đủ điều kiện nghiệm thu, thanh toán (Xuân Hùng – Dư nợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản những vấn đề cần quan tâm).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (Trang 61 - 62)