B. Các nhà quản trị của Barkley là mềm
7.7.4 Động cơ người đi trước trong trò chơi kết hợp
Chúng ta cũng có thể sử dụng các trò chơi kết hợp để minh họa lợi ích của người đi đầu. Hình 7.9 minh họa một trò chơi theo dãy liên tiếp trong đó cả hai hãng muốn kết hợp nhưng mỗi hãng lại có động cơ sản xuất loại sản phẩm cao cấp (tương tự cuộc chiến giữa hai giới). Tuy nhiên, trong trò chơi này một hãng có khả năng đi trước bằng cách đẩy nhanh quá trình phát triển sản phẩm. Trò chơi này cho thấy hãng nào sẽ đi trước và hãng đó sẵn sàng sàng trả giá bao nhiêu cho việc đẩy nhanh quá trình đó.
Trong trò chơi này, cả hai hãng đều muốn đưa ra sản phẩm cao cấp trước tiên. Ở đây có hai cân bằng Nash. Allied sản xuất loại sản phẩm cao cấp và Barkley sản xuất loại sản phẩm cao cấp hay ngược lại. Một khi một hãng đã sản xuất một sản phẩm cao cấp, thì hãng kia cam chịu sản xuất một sản phẩm thứ cấp. Câu hỏi đặt ra là ai sẵn sàng trả một giá cao hơn để sản xuất sản phẩm cao cấp? Chúng ta có thể trả lời câu hỏi này bằng cách xem xét lợi ích gia tăng của người đi trước. Lợi ích gia tăng của Allied để sản xuất sản phẩm cao cấp là mức chệnh lệch về thanh toán giữa sản xuất sản phẩm trội hơn (140 $) và sản phẩm thứ cấp (70 $). Chênh lệch này là 70
$. Lợi ích gia tăng của Barkley do đi trước là 110 $ - 30 $ hay 80$. Chứng ta dự đoán Barkley sẽ đi trước do nó sẵn sàng chi tới 80 $ để đi trước, trong khi Allied sẽ chỉ chi tới 70 $.
Các chiến lược của Allied Sản xuất sản phẩm cao cấp Sản xuất sản phẩm thứ cấp Các chiến lược của Barkley Sản xuất sản phẩm cao cấp 25; 50 110; 70 Sản xuất sản phẩm thứ cấp 30; 140 20; 30 Hình 7.9 Động cơ người đi trước trong trò chơi kết hợp 7.7.5 Trò chơi diều hâu và bồ câu
Đây là một trò chơi kết hợp lý thú được ứng dụng vào hành vi cả đối với con người và cả trong thế giới động vật. Giả sử hai đấu thủ bị kẹt trong một mâu thuẫn. Nếu cả hai đấu thủ có hành động như diều hâu, thì mâu thuẫn là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu một người dành động như diều hâu và người kia chùn lại (hành động như bồ câu) thì khi đó mâu thuẫn là tránh được. Nếu cả hai là bồ câu, thì thậm chí mâu thuẫn không bị đe dọa. Trò chơi này được minh họa trong hình 7.10.
Chiến lược của nước A Có hành động
như diều hâu Có hành động như bồ câu Chiến lược của
nước B
Có hành động như
diều hâu -1; -1 10; 0 Có hành động như
bồ câu 0; 10 5; 5 Hình 7.10 Diều hâu và bồ câu
Ở đây có hai cân bằng Nash, chúng đòi hỏi một nước phải có hành động như diều hâu và nước kia hành động như bồ câu. Vấn đề là nước nào chịu nhún và hành động như bồ câu, vì nước đó sẽ chịu một thanh toán thấp hơn.
John Maynard Smith đã áp dụng các mô hình tương tự vào vương quốc động vật mô hình hóa khi các động vật đánh lẫn nhau. Một ví dụ lý thú của ông liên quan tới hành vi của loài nhện ở New Mexico. Mạng nhện là một hàng hóa khan hiếm trong phạm vi cộng đồng nhện vì chúng rất khó kiến tạo trong vùng sa mạc. Tuy nhiên, một con nhện cái cần một mạng nhện để đặt trứng của nó. Do đó, nhện cái đánh nhau (hoặc đe dọa đánh nhau) vì những mạng nhện đã có. Chúng tiến hành như vậy bằng cách tiếp cận mạng nhện và rung lắc mạng nhện này mãnh liệt. Sau mỗi lần thể hiện sức mạnh như vậy, một chú nhện (bồ câu) nói chung để lại mạng nhện cho con nhện kia. Rất hiếm khi các con nhện bị cuốn hút vào một cuộc chiến vật chất thật sự. Smith và các nhà sinh vật học khác lưu ý rằng các đặc điểm vật chất đáng kể là con nhện nào là diều hâu và con nào là bồ câu. Trong trường hợp các con nhện, hai đặc điểm quan trọng nhất xuất hiện là việc đang chiếm giữ và trọng lượng. Con nào nặng hơn thường đòi được mạng nhện, trong khi con nhẹ hơn chịu nhún nhường. Smith cho rằng việc rung lắc mạng nhện mãnh liệt thực tế là tín hiệu (đáng tin) về việc con nào là nặng nhất.