Tình hình sinh trưởng, năng suất và chất lượng của các mô hình rừng

Một phần của tài liệu Phát triển trồng rừng sản xuất nhằm tăng thu nhập cho hộ nông dân tại Huyện Ba Bể Tỉnh Bắc Kạn (Trang 73 - 75)

5. Bố cục của đề tài

3.4.2.Tình hình sinh trưởng, năng suất và chất lượng của các mô hình rừng

rừng trồng trong nhóm hộ điều tra

Kết quả điều tra cho thấy, trồng rừng sản xuất ở huyện Ba Bể hiện nay đang tập trung vào các loài cây chủ yếu như: Keo lai, Keo tai tượng, Mỡ, với mục tiêu chính là cung cấp gỗ trụ mỏ, nguyên liệu giấy, dăm, bao bì,…Một số mô hình mới được triển khai trên diện hẹp và vẫn trong giai đoạn thử nghiệm như: Thông caribê, xoan ta với phương thức trồng thuần loài. Cũng từ khảo sát thực tế cho thấy trên địa bàn hiện có 3 mô hình đã có trữ lượng phổ biến và đang có xu hướng nhân rộng:

+ Keo lai trồng thuần loài (7 năm tuổi). + Mỡ thuần loài (15 năm tuổi).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các mô hình này đã có được vị trí và vai trò nhất định trong phát triển lâm nghiệp và kinh tế xã hội của huyện, do đó trong phạm vi nghiên cứu này sẽ đi sâu vào đánh giá hiệu quả của 03 mô hình này.

Từ các số liệu điều tra và tính toán, kết quả về sinh trưởng cũng như trữ lượng cây đứng của các mô hình điển hình đã được tổng hợp ở bảng 3.16

Bảng 3.16. Sinh trƣởng và trữ lƣợng cây trồng TT Mô hình Số cây/ha Tuổi cây D1.3 (cm) Hvn (m) Dt (m) M (m3/ha) ∆M (m3/ha /năm) 1 Keo lai 1.400 7 12,2 16,9 2,4 120,2 17,2 2 Mỡ 1.486 15 12,1 15,0 2,5 169,3 11,3

3 Keo tai tượng 1.300 6 11,0 16,0 3,5 100,9 16,8

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)

Qua kết quả bảng 3 - 16 cho thấy: Sinh trưởng đường kính của Keo lai thuần loài tuổi 7 có D1.3 = 12,2 (cm). Mỡ trồng thuần loài tuổi 10 có D1.3 = 12,1(cm), và Keo tai tượng tuổi 6 có D1.3= 11(cm). Sinh trưởng chiều cao của các loài cây trong mô hình cụ thể như sau: Keo lai có Hvn= 16,9 (m), Mỡ thuần loài có Hvn= 15,0 (m), Keo tai tượng có Hvn= 16,0 (m).

Thông qua các chỉ tiêu đường kính tán có thể dự đoán khả năng cải thiện điều kiện sinh thái môi trường bởi đây là nhân tố quyết định đến khả năng giữ nước của rừng. Sinh trưởng đường kính tán của loài Keo tai tượng là lớn nhất (3,5 m). Mỡ trồng thuần loài có sức sinh trưởng đường kính tán là (2,5m) và Keo lai là (2,4 m). Keo tai tượng vốn là loài có tán rộng nên khả năng sinh trưởng đường kính tán của Keo tai tượng cao hơn Keo lai do đó nó có khả năng giữ nước, chống xói mòn và cải tạo đất tốt nhất.

- Chất lượng rừng trồng của các mô hình nghiên cứu được thể hiện theo biểu dưới đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.17. Chất lƣợng rừng trồng 3 mô hình nghiên cứu

TT Chất lƣợng

Mô hình Tốt Trung bình Xấu Tổng

1 Keo lai 276 975 149 1.400

2 Mỡ 326 894 266 1.486

3 Keo tai tượng 254 932 114 1.300

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)

Từ bảng 3.17 chúng ta thấy chất lượng rừng trồng của các mô hình đảm bảo chất lượng trung bình và tốt chiếm đa số, cụ thể số cây tốt giao động từ 254 - 276 cây chiếm tỷ lệ 20%, số cây trung bình giao động từ 894 - 975 cây chiếm tỷ lệ 67%, số cây xấu giao động từ 114 - 266 cây chiếm tỷ lệ 13%.

Một phần của tài liệu Phát triển trồng rừng sản xuất nhằm tăng thu nhập cho hộ nông dân tại Huyện Ba Bể Tỉnh Bắc Kạn (Trang 73 - 75)